1. Dòng sự kiện:
  2. Xuyên Việt Oil

Nhiều vụ án hành chính ở địa phương đều vi phạm tố tụng

(Dân trí) – Theo luật sư Ngô Tất Hữu, hầu hết các vụ án hành chính mà luật sư tham gia tại các tòa án địa phương đều vi phạm tố tụng gây khó khăn cho nguyên đơn trong việc thụ lý vụ án đặc biệt vi phạm tố tụng quy định tại Điều 107 Luật tố tụng hành chính .

Năm 2012 có trên 6.000 vụ khiếu kiện các quyết định hành chính và hành vi hành chính của người thực thi công vụ mà dân thường gọi là “dân kiện quan”. Đến năm 2013, theo số liệu chưa đầy đủ thì số vụ kiện loại hình này đã tăng lên gần 8.000 vụ. Trong đó, số vụ sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, người khởi kiện vẫn khiếu nại đang chiếm tỷ lệ quá lớn.

Tại hội thảo về luật sư tham gia Tố tụng hành chính mới đây, các đại biểu đã nghe hơn 10 báo cáo tham luận của các luật sư tham gia tố tụng các vụ án hành chính trên cả nước. Trong đó, các luật sư đã nêu bật được những vướng mắc khó khăn, thuận lợi của luật sư trong quá trình tham gia tố tụng các vụ án hành chính và những kiến nghị.

Luật sư, Nhà báo Ngô Tất Hữu – ủy viên Hội đồng khen thưởng kỷ luật Đoàn luật sư Hà Nội kiêm Trưởng VPLS Thủ Đô, một trong những luật sư tham gia nhiều vụ án hành chính ở các địa phương như Tp Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Thái Nguyên…  nêu bật các vướng mắc trong việc thụ lý vụ án.
 
Luật sư nhà báo Ngô Tất Hữu đang phát biểu tại hội thảo
Luật sư nhà báo Ngô Tất Hữu đang phát biểu tại hội thảo

Đáng chú ý, theo luật sư, hầu hết các vụ án hành chính mà luật sư tham gia tại các tòa án địa phương đều vi phạm tố tụng gây khó khăn cho nguyên đơn trong việc thụ lý vụ án đặc biệt vi phạm tố tụng quy định tại Điều 107 Luật tố tụng hành chính .

Cụ thể, tại khoản 2 và khoản 3 Điều 107 quy định là: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án tòa án phân công một thẩm phán xem xét đơn khởi kiện và trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày được phân công Thẩm phán phải xem xét  để tiến hành thụ lý vụ án ; chuyển đơn khởi kiện cho tòa có thẩm quyền hoặc trả lại đơn cho người khởi kiện…

Song thực tế, nhiều tòa vi phạm tố tụng “om” đơn khởi kiện hàng tháng đến hàng năm mới thụ lý vụ án , hoặc trả lại đơn ; thậm trí để nguyên đơn phải khiếu nại và tố cáo thẩm phán vi phạm tố tụng lên cấp có thẩm quyền.

Có vụ như ở huyện Vĩnh Trụ (Hà Nam), chỉ sau khi có ý kiến bằng văn bản của Chánh tòa Hành chính TAND Tối cao, Tòa án địa phương mới chịu thụ lý vụ án . Đặc biệt mới đây ở TAND huyện Đại Từ (Thái Nguyên), thẩm phán giải quyết vụ án hành chính đã vận dụng máy móc điều 76 Luật Tố tụng hành chính, coi các văn bản tài liệu của người bị kiện (UBND chủ tịch UBND huyện Đại từ ) là các chứng cứ không cần phải chứng minh nên đã không chấp nhận yêu cầu về giám định các tài liệu của nguyên đơn và luật sư, gây khó khăn cho việc giai quyết vụ án; cũng như gây sự hiểu lầm về tính bình đẳng giữa các đương sự tham gia tố tụng.

Để giải quyết các vấn đề tồn tại trên, luật sư nhà báo Ngô Tất Hữu kiến nghị cần thực hiện nghiêm Ngjhị quyết số 48/NQ-TƯ và Nghjị quyết số 49/NQ-TƯ của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, sớm thực hiện việc tổ chức các Tòa án ở khu vực và TAND Tối cao cần xây dựng đội ngũ thẩm phán chuyên trách trên lĩnh vực giải quyết vụ án hành chính.

Tại cuộc hội thảo, bà Thạc sỹ Nguyễn Thị Hoàng Bạch Yến - Thẩm phán Chánh Tòa Hành chính TAND Tối cao đã phát biểu ý kiến chia sẻ khó khăn, trăn trở của giới luật sư trong việc tham gia tố tụng các vụ án hành chính; đồng thời mong muốn được thường xuyên trao đổi với luật sư để cùng tháo gỡ và thông cảm những khó khăn, góp phần giải quyết đúng pháp luật các vụ án hành chính.

                                                                           Công Tâm