1. Dòng sự kiện:
  2. Vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng
  3. Vụ án chuyến bay giải cứu giai đoạn 2

Đại án VNCB:

Đưa nhân viên lái xe, học hết lớp 7 lên làm…giám đốc

(Dân trí) - Đứng trước HĐXX, bị cáo Trần Văn Bình khai bản thân chỉ học hết lớp 7, là nhân viên lái xe với mức lương 4,5 triệu đồng/tháng và chưa từng học qua lớp quản lý nào nhưng được nhân viên hành chính tập đoàn Thiên Thanh “điều” về làm giám đốc công ty Trung Dung và hưởng phụ cấp chức vụ 5 triệu/tháng.

bicao4-1469457054288

Các bị cáo tại tòa

Sáng 26/7, phiên tòa xét xử đại án kinh tế gây thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng tại ngân hàng Xây Dựng (VNCB) tiếp tục làm việc với phần xét hỏi của đại diện VKS với các bị cáo liên quan đến hành vi “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Đại diện VKS tham gia xét hỏi bị cáo Mai Hữu Khương (nguyên thành viên HĐQT, Giám đốc VNCB Chi nhánh Sài Gòn), bị cáo Khương khi rằng: Trong cuộc họp HĐQT có bị cáo Danh, Mai và Khương, tại đó bị cáo Danh yêu cầu Khương bổ dung các chứng tờ báo cáo tài chính tập đoàn Thiên Thanh cho quỹ Lộc Việt. sau đó bị cáo liên hệ với chị Thanh bên quỹ Lộc Việt (chức danh gì bị cáo không biết). Bị cáo không biết việc chia ra làm 3 công ty để làm gì.

Trong số tiền hơn 900 tỷ thì có chi ra 3 tỷ cho quỹ Lộc Việt, trong vụ việc này bị cáo không nắm rõ. Việc phát hành trái phiếu là vi phạm pháp luật nhằm giúp Danh rút tiền ra khỏi ngân hàng chăm sóc khách hàng, trả nợ...Ngoài ra, việc giải ngân 300 tỷ để thuê mặt bằng tại Sư Vạn Hạnh, Tô Hiến Thành thì bị cáo làm sai quy trình trong việc rút tiền.

Nhiều người theo dõi phiên tòa qua màn hình
Nhiều người theo dõi phiên tòa qua màn hình

Đại diện VKS hỏi bị cáo Nguyễn Quốc Viễn: Nếu bị cáo có ý kiến thì VNCB có mất hơn 63 tỷ trong vụ việc CoreBanking không? Bị cáo Viễn khai: Với chức danh trưởng ban kiểm soát thì ý kiến của bị cáo không có tính chất quyết định. Bị cáo làm theo chỉ đạo của anh Danh.

Về việc bị cáo Viễn có tham gia các cuộc họp liên quan đến việc cho thuê mặt bằng 268 Tô Hiến Thành không? Bị cáo Khương và bị cáo Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) trả lời, ở cuộc họp thứ nhất nêu ra nhu cầu của ngân hàng thì có bị cáo Viễn tham dự, còn cuộc họp thứ 2 thì họp bàn thuê mặt bằng thì cuộc họp này các bị cáo không nhớ có bị cáo Viễn tham gia hay không.

HĐXX tiếp tục hỏi bị cáo Bạch Quốc Hào (nguyên cán bộ phụ trách tài chính của tập đoàn Thiên Thanh) cáo trạng truy tố bị cáo tội cố ý làm trái có đúng không? Bị cáo Hào cho rằng tội cố ý làm trái là hơi nặng vì bị cáo không cố ý làm trái. Vì trong những cuộc họp giao ban bình thường của lãnh đạo ngân hàng VNCB có phổ biến chủ trương thuê trụ sở.

Lúc đó, bị cáo đang làm Phó giám đốc nhưng được Giám đốc ủy quyền đi dự một vài cuộc họp. Sau đó Mai Hữu Khương có soạn sẵn hợp đồng và chuyển qua cho bị cáo ký. Bị cáo có gửi gmail và gọi điện qua cho anh Khương nói là chỉnh sửa thì anh Khương nói là chủ tịch đã quyết rồi chỉ việc ký thôi. Bị cáo được phổ biến trong cuộc họp là mặt bằng chuẩn bị thuê là của Thiên Thanh nhưng khi trong hợp đồng lại ghi tên công ty Trung Dung nên đề nghị anh Khương cho gặp nhưng Khương giải thích đó là công ty con của tập đoàn Thiên Thanh nên ký chứ bị cáo không nghĩ là vi phạm pháp luật.

Còn bị cáo Trần Văn Bình (nguyên Giám đốc công ty TNHH MTV Trung Dung) khai với HĐXX bản thân chỉ học hết lớp 7 là nhân viên lái xe của tập đoàn Thiên Thanh với mức lương 4,5 triệu đồng/tháng và chưa từng học qua lớp quản lý nào nhưng được nhân viên hành chính tập đoàn Thiên Thanh “điều” về làm giám đốc công ty Trung Dung và hưởng phụ cấp chức vụ 5 triệu/tháng. Những người thuộc bộ phận kế toán đưa ký thì bị cáo ký chứ bị cáo không biết nội dung là gì đến khi bị công an bắt thì bị cáo mới rõ hành vi sai phạm của mình.

Các bị cáo liên quan đến vụ đại án kinh tế thất thoát hơn 9.000 tại VNCB
Các bị cáo liên quan đến vụ đại án kinh tế thất thoát hơn 9.000 tại VNCB

Bị cáo Nguyễn Thị Kim Vân (Nguyên giám đốc công ty TNHH MTV TMDV Hưng Việt) khai, trước khi làm giám đốc của Hưng Việt thì làm nhân viên bán xe cho tập đoàn Thiên Thanh. Đến 10/2013 thì được Phạm Công Dung (em bị cáo Phạm Công Danh) nhờ làm giám đốc, đến tháng 4/2014 bị cáo không còn làm việc cho Thiên Thanh, trong thời gian đứng tên làm giám đốc bị cáo không nhận được bất cứ đồng nào hỗ trợ, tuy nhiên giai đoạn sau thì được hỗ trợ 10 triệu, khi bị khởi tố thì bị cáo đã giao nộp 52 triệu để khắc phục hậu quả.

Trên thực tế mọi giấy tờ, con dấu giấy phép kinh doanh đều do Thiên Thanh nắm giữ. Bị cáo là người ký hợp đồng cho thuê mặt bằng 816 Sư Vạn Hạnh làm ngân hàng Xây Dựng, việc ký nhận này làm thiệt hại cho VNCB 400 tỷ. Cụ thể, vào tháng 3/2014 chị Thúy (bộ phận kế toán), kêu bị cáo lên ký nhận hồ sơ, thì bị cáo ký hàng loạt tờ giấy trắng không có nội dung gì hết. Khi bị công an gọi lên làm việc bị cáo mới biết mình làm sai, sau khi ký thì bị cáo không ghi vào ngày tháng và đi về.

Còn bây giờ xem lại hồ sơ thì hai chữ ký hợp đồng và phiếu chi chỉ cách nhau một ngày trong thực tế thì bị cáo ký nhận hai phiếu này cách nhau 1 tuần. Bị cáo không ký nhận thanh lý hợp đồng như cáo trạng đưa ra là oan. Tất cả bị cáo chỉ tin anh Danh, tin Thiên Thanh. Bị cáo không biết việc ký khống là sai cho tới khi bị công an gọi lên làm việc. Bị cáo vốn dĩ tin tưởng mới ký, bị cáo bị lừa, nói xong bị cáo Vân khóc nức nở.

10h45, phiên tòa tạm nghỉ sớm hơn các buổi làm việc trước đó.

Xuân Duy - Trung Kiên