1. Dòng sự kiện:
  2. Xuyên Việt Oil

Du lịch tình dục trẻ em thách thức công tác chống tội phạm

Trong các đối tượng phạm tội xâm hại TD trẻ em phần lớn là người có quan hệ gần gũi với nạn nhân, nhưng cũng có cả người nước ngoài đến Việt Nam du lịch, kinh doanh. Đây chính là một loại tội phạm ẩn chứa nhiều nguy cơ.

Tuy tội phạm xâm hại tình dục (TD) trẻ em thông qua du lịch tại Việt Nam được phát hiện ít, mỗi năm chỉ khám phá 1-2 vụ, song loại tội phạm này tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường. C56 dự báo trong thời gian tới, đối tượng phạm tội xâm hại TD trẻ em thông qua du lịch sẽ đa dạng, không chỉ là người nước ngoài mà còn có cả khách du lịch nội địa.

Hình minh họa
Hình minh họa

Nỗi lo có thật

Trong các đối tượng phạm tội xâm hại TD trẻ em phần lớn là người có quan hệ gần gũi với nạn nhân, nhưng cũng có cả người nước ngoài đến Việt Nam du lịch, kinh doanh. Đây chính là một loại tội phạm ẩn chứa nhiều nguy cơ.

Chúng đã lợi dụng sự ngây thơ, non nớt của các em để cưỡng ép quan hệ TD hoặc dùng vũ lực để giao cấu trái ý muốn với các nạn nhân. Ví dụ như vụ đối tượng Paul Francis Gadd, quốc tịch Anh đến Việt Nam du lịch đã có hành vi giao cấu với trẻ em, vụ đối tượng George Hoey Morris, quốc tịch Mỹ cũng sang Việt Nam du lịch, quan hệ TD với trẻ em, chụp ảnh làm đĩa DVD để bán…

Tuy tội phạm xâm hại TD thông qua du lịch tại Việt Nam được phát hiện ít, mỗi năm chỉ khám phá 1-2 vụ, song loại tội phạm này tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường.

C56 dự báo trong thời gian tới, đối tượng phạm tội xâm hại TD trẻ em thông qua du lịch sẽ đa dạng, không chỉ là người nước ngoài mà còn có cả khách du lịch nội địa. Bởi hàng năm lượng khách du lịch nội địa đạt gần 30 triệu lượt khách và Việt Nam đã đón nhận gần 6 triệu khách là người nước ngoài, phần lớn là các quốc gia Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, Australia, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Pháp, Singapore.

Nguyên nhân được chỉ ra là do sự thiếu quan tâm, xao nhãng của gia đình trong việc quản lý, giáo dục quan tâm đến con cái khiến cho các em bị xâm hại TD; tình trạng học sinh bỏ học, trẻ em sống lang thang, khó khăn về kinh tế bị đối tượng xấu dụ dỗ, mua chuộc để thực hiện hành vi phạm tội.

Ngoài ra, việc quản lý các loại hình kinh doanh nhạy cảm như nhà nghỉ, khách sạn, quán internet… có nhiều bất cập (đăng ký tạm trú tại các nhà nghỉ, khách sạn còn lỏng lẻo, không đúng quy định) góp phần làm gia tăng tội phạm xâm hại TD trẻ em thông qua du lịch.

Gian nan đi tìm… định nghĩa

Điều đáng tiếc là Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999 của Việt Nam lại chưa điều khoản nào quy định trực tiếp về tội phạm du lịch TD (dù dưới góc độ là một tội danh độc lập hay một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong một tội danh cụ thể). Điều này không chỉ gây khó khăn trong việc xác định phạm vi của “tội phạm du lịch TD trẻ em” mà còn làm cho công tác thống kê loại tội phạm này chưa được thực hiện trên thực tế vì không có tiêu chí, không thể tách ra, qua đấy làm giảm hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm.

BLHS hiện hành có quy định một số tội phạm về xâm hại TD nói chung và trẻ em nói riêng như các tội hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm, cưỡng dâm trẻ em, giao cấu với trẻ em, dâm ô đối với trẻ em, mua dâm người chưa thành niên, mua bán trẻ em vì mục đích mại dâm. Đối tượng phạm tội là khách du lịch có thể trở thành chủ thể của các tội phạm vừa nêu.

Nhưng BLHS và các văn bản pháp luật có liên quan chưa chính thức xác định phạm vi nội hàm của “tội phạm du lịch TD trẻ em” hay “tội phạm xâm hại TD trẻ em trong hoạt động du lịch”. Vì thế, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (Bộ Tư pháp) Nguyễn Thị Kim Thoa kiến nghị, cần nghiên cứu và thống nhất nội hàm của khái niệm “tội phạm du lịch TD trẻ em” hay “tội phạm xâm hại TD trẻ em trong hoạt động du lịch” bao gồm những hành vi phạm tội nào để đảm bảo áp dụng thống nhất và phù hợp.

Thượng tá Nguyễn Văn Tráng – Phó Trưởng Phòng 6, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Bộ Công an:
 
Còn bất cập trong điều tra, xử lý tội phạm

Còn bất cập trong điều tra, xử lý tội phạm

- Theo quan điểm của cá nhân tôi, đối tượng tội xâm hại TD trẻ em thông qua du lịch không những là đối tượng người nước ngoài mà còn có những đối tượng là người trong nước đi du lịch (30 triệu khách du lịch trong nước từ địa bàn này sang địa bàn khác).

Do vậy, tội phạm xâm hại thông qua du lịch tại Việt Nam tuy chưa phát hiện được nhiều nhưng tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, thời gian tới sẽ có chiều hướng gia tăng và xảy ra nhiều tại các tỉnh, thành phố lớn hoặc khu du lịch: Hải Phòng, Hà Nội, Thanh Hóa, Lào Cai, Nghệ An, Quảng Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP.HCM, Lâm Đồng…

Phó trưởng Phòng Pháp luật hình sự - hành chính (TANDTC) Nguyễn Văn Tùng:
 
Diễn biến phức tạp, có xu hướng phát triển mạnh về số lượng

Diễn biến phức tạp, có xu hướng phát triển mạnh về số lượng

- Trong những năm gần đây, với chính sách quốc gia về phát triển du lịch, Việt Nam là điểm đến của nhiều du khách trên khắp thế giới. Với những thành tựu đạt được, đặc biệt là sự phát triển của kinh tế - xã hội thì Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có sự gia tăng, phát triển các loại tệ nạn xã hội như tệ nạn mại dâm, các tội phạm xâm hại về TD.

Tội phạm xâm hại về TD có những diễn biến phức tạp, có xu hướng phát triển mạnh về số lượng, gây hậu quả nghiêm trọng đến đạo đức và nếp sống văn mình xã hội. Một số vụ án xảy ra đã gây bất bình trong dư luận xã hội, các cơ quan chức năng bảo vệ pháp luật đã có những biện pháp đấu tranh phòng, chống thích hợp, nhưng vẫn còn bộc lộ những thiếu sót do thiếu các cơ chế và biện pháp thực hiện.

Theo Hoàng Thư
Pháp luật Việt Nam