1. Dòng sự kiện:
  2. Đại án Vạn Thịnh Phát

Điểm mặt "đại gia” siêu lừa

"Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" hay "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"… đều là những tội danh mà các "đại gia" ngân hàng phải trả giá

Đầu tiên là “siêu lừa” 4.000 tỉ đồng - Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Vietinbank chi nhánh TP HCM). Từ năm 2010, kinh doanh bất động sản thua lỗ, mất khả năng trả nợ, với cương vị của mình, Huyền Như đã dùng nhiều mánh để có được hơn 4.000 tỉ đồng của nhiều cá nhân, tổ chức.

Siêu lừa Huyền Như bị khởi tố về 2 tội danh: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức phải nhận mức án tù chung thân. Ảnh: Tấn Thạnh
"Siêu lừa" Huyền Như bị khởi tố về 2 tội danh: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức" phải nhận mức án tù chung thân. Ảnh: Tấn Thạnh

Huyền Như và đồng phạm trong phiên phúc thẩm. Ảnh: Tấn Thạnh
Huyền Như và đồng phạm trong phiên phúc thẩm. Ảnh: Tấn Thạnh

Võ Anh Tuấn Nguyên, Phó Giám đốc Ngân hàng Công thương chi nhánh Nhà Bè (Vietinbank Nhà Bè) là nhân vật thứ hai sau Huỳnh Thị Huyền Như, trong vụ lừa đảo chiếm đoạt hàng ngàn tỉ đồng của các tổ chức tín dụng và cá nhân. Ảnh: Tấn Thạnh
Võ Anh Tuấn Nguyên, Phó Giám đốc Ngân hàng Công thương chi nhánh Nhà Bè (Vietinbank Nhà Bè) là nhân vật thứ hai sau Huỳnh Thị Huyền Như, trong vụ lừa đảo chiếm đoạt hàng ngàn tỉ đồng của các tổ chức tín dụng và cá nhân. Ảnh: Tấn Thạnh

Đại án tham nhũng tại Agribank Chi nhánh 6 là 1 trong 10 đại án tham nhũng mà VKSND Tối cao nêu ra gần đây. Đáng chú ý đây cũng là 1 trong 4 vụ liên quan tới Agribank trong tổng số 10 đại án. Ngoài án chung thân cho chủ mưu Dương Thanh Cường, 20 năm tù cho Hồ Đăng Trung (nguyên Giám đốc Agribank chi nhánh 6), 9 bị cáo còn lại cũng lãnh mức án tương xứng với hành vi phạm tội, tòa cũng đã quyết định khởi tố vụ án tại ngân hàng Agribank Việt Nam.

Cơ quan cảnh sát điều tra đề nghị truy tố 11 bị can về các tội danh: “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Cơ quan cảnh sát điều tra đề nghị truy tố 11 bị can về các tội danh: “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Điểm mặt "đại gia” siêu lừa - 5

“Siêu lừa” Dương Thanh Cường trước vành móng ngựa
“Siêu lừa” Dương Thanh Cường trước vành móng ngựa

Các bị cáo trong vụ tham nhũng ở Agribank Chi nhánh 6 được dẫn giải sau khi kết thúc phiên tòa
Các bị cáo trong vụ tham nhũng ở Agribank Chi nhánh 6 được dẫn giải sau khi kết thúc phiên tòa

Đại án Ngân hàng xây dựng Việt Nam (đang xét xử) với 36 bị cáo ra tòa vì hai tội “Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Tổng số tiền nhóm này với vai trò cầm đầu là Phạm Công Danh (SN 1965; nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng Việt Nam - VNCB)

Tuy Ngân hàng Xây dựng Việt Nam bị Ngân hàng Nhà nước đặt vào tình trạng kiểm soát, mọi giao dịch có giá trị từ 5 tỉ đồng trở lên đều phải có ý kiến của tổ giám sát Ngân hàng Nhà nước. Thế nhưng, lợi dụng nắm quyền kiểm soát, chi phối VNCB, Phạm Công Danh chỉ đạo cấp dưới thực hiện lập các hồ sơ khống hòng rút tiền, vay tiền của VNCB với mục đích trả các khoản nợ, trả lãi ngoài và chi tiêu cá nhân. Từ đó Danh và đồng phạm gây thiệt hại cho VNCB trên 9.000 tỉ đồng.
Tuy Ngân hàng Xây dựng Việt Nam bị Ngân hàng Nhà nước đặt vào tình trạng kiểm soát, mọi giao dịch có giá trị từ 5 tỉ đồng trở lên đều phải có ý kiến của tổ giám sát Ngân hàng Nhà nước. Thế nhưng, lợi dụng nắm quyền kiểm soát, chi phối VNCB, Phạm Công Danh chỉ đạo cấp dưới thực hiện lập các hồ sơ khống hòng rút tiền, vay tiền của VNCB với mục đích trả các khoản nợ, trả lãi ngoài và chi tiêu cá nhân. Từ đó Danh và đồng phạm gây thiệt hại cho VNCB trên 9.000 tỉ đồng.

Với các hành vi nêu trên, Phạm Công Danh bị truy tố tội “Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”
Với các hành vi nêu trên, Phạm Công Danh bị truy tố tội “Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”

Điểm mặt "đại gia” siêu lừa - 10
Các đại án ngân hàng thường thu hút rất đông người quan tâm bởi số tiền thiệt hại luôn là con số hàng ngàn tỉ đồng.
Các đại án ngân hàng thường thu hút rất đông người quan tâm bởi số tiền thiệt hại luôn là con số hàng ngàn tỉ đồng.

Theo Hoàng Triều
Người lao động