1. Dòng sự kiện:
  2. Vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng
  3. Vụ án chuyến bay giải cứu giai đoạn 2

Đại biểu Quốc hội đề nghị VKSND tối cao kháng nghị bản án sơ thẩm vụ án Nguyễn Đức Kiên

Theo đại biểu Nguyễn Thái Học, vụ án Nguyễn Đức Kiên đưa ra xét xử được dư luận rất quan tâm bởi vụ án xảy ra trong thời gian dài liên quan hoạt động hệ thống ngân hàng, gây thiệt hại rất nghiêm trọng, tuy nhiên mức án tòa tuyên đã khiến ông bất ngờ...

Liên quan vụ án Nguyễn Đức Kiên, các đại biểu Quốc hội đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng cần giám sát chặt chẽ để đôn đốc, chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ hồ sơ, tài liệu, các chứng cứ cụ thể để xét xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội; đề nghị VKSND tối cao kháng nghị bản án sơ thẩm.

Đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên): Mức án thấp, VKS cần phải xem xét, kháng nghị

Theo đại biểu Nguyễn Thái Học, vụ án Nguyễn Đức Kiên đưa ra xét xử được dư luận rất quan tâm bởi vụ án xảy ra trong thời gian dài liên quan hoạt động hệ thống ngân hàng, gây thiệt hại rất nghiêm trọng, tuy nhiên mức án tòa tuyên đã khiến ông bất ngờ... Đây là lĩnh vực lâu nay ý kiến cử tri cho rằng có những tiêu cực, cho nên việc đưa vụ án ra xét xử đáp ứng nguyện vọng đó của cử tri, nhằm đảm bảo an ninh tài chính, ngân hàng.

- Ông nhận xét gì về căn cứ kết tội các bị cáo tại phiên tòa?

Qua theo dõi diễn biến phiên tòa cho thấy còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng VKS giữ quyền công tố đã buộc tội, truy tố các bị cáo trước tòa là đủ căn cứ pháp luật. Rồi quá trình xét xử, tuy có những ý kiến khác nhau song HĐXX đã đưa ra được các bằng chứng, lý lẽ thuyết phục để kết tội các bị cáo.
 
- Ý kiến của ông về mức án đối với Nguyễn Đức Kiên và các bị cáo khác?

- Ý kiến của ông về mức án đối với Nguyễn Đức Kiên và các bị cáo khác?

Nhiều ý kiến cho rằng mức án như vậy là thấp, chưa đúng luật và chưa đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm kinh tế, tham nhũng hiện nay. Tôi thấy, căn cứ hồ sơ vụ án, căn cứ diễn biến phiên tòa, nếu như bản án tòa tuyên cho bị cáo Kiên chưa thật sự phù hợp luật pháp thì trách nhiệm của VKS phải thực hiện quyền kháng nghị của mình. Một khi, bản án tuyên chưa phù hợp thì các cơ quan chức năng, trong đó có VKS phải thực hiện quyền pháp luật giao là kháng nghị bản án, để vụ án được xét xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội, phục vụ nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng hiện nay.

- Việc Nguyễn Đức Kiên lừa đảo tới 264 tỉ, lại không có tình tiết giảm nhẹ nào nhưng chỉ bị phạt tù có thời hạn là không đúng luật?

Có ý kiến cũng nói rõ với tôi như vậy. Vấn đề là hồ sơ truy tố của VKS đã có đủ tài liệu, chứng cứ, rồi quá trình xét xử tại tòa đã làm rõ các hành vi sai phạm của bị cáo. Hơn ai hết, VKS giữ quyền công tố tại tòa và HĐXX hiểu rõ tội trạng từng bị cáo, hiểu rõ hành vi phạm tội của Nguyễn Đức Kiên nghiêm trọng đến mức nào và bản án như thế có phù hợp không, có đủ sức giáo dục, răn đe không? Bởi vì, khi bản án chưa nghiêm minh, chưa thuyết phục thì trách nhiệm của VKS là phải kháng nghị bản án đó.

- Ông nhận thấy hệ quả thế nào khi mức án không đủ nghiêm minh?

Phải làm sao để người dân tin tưởng, không nghi ngờ “có vấn đề” trong xét xử. Nếu ta nói là xử nghiêm minh nhưng thực tế lại xử lý nhẹ, nói một đằng, làm một nẻo thì người dân sẽ mất niềm tin, điều đó rất nguy hiểm.

Đại biểu Bùi Văn Phương, Ninh Bình: Tôi bất ngờ vì bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng lại chỉ xử nhẹ như vậy

Bên lề Quốc hội, đại biểu Bùi Thanh Phương bức xúc: “Vụ Nguyễn Đức Kiên là vụ án dư luận rất quan tâm, đại biểu Quốc hội chúng tôi cũng rất quan tâm nhưng mức án như vậy là không phù hợp”.

- Vừa qua, nhiều vụ án như Dương Chí Dũng, vụ tham nhũng tại Công ty cho thuê tài chính 2, tòa đã tuyên các mức án nghiêm khắc. Còn vụ Nguyễn Đức Kiên, ông thấy không phù hợp ở điểm nào?

Trong thời gian qua, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng đã đôn đốc, chỉ đạo xử lý nghiêm nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng lớn, các cơ quan tiến hành tố tụng đã làm rõ, tuyên các mức án nghiêm khắc, đúng người, đúng tội. Nhưng vừa rồi, việc xét xử vụ án Nguyễn Đức Kiên, đây là vụ án dư luận rất trông chờ sự nghiêm minh của luật pháp nhưng thực tế vẫn có những hoài nghi. Qua theo dõi tiến trình xét xử, có những hoài nghi rằng liệu có cái gì đằng sau, có thế lực nào đó mà khiến bị cáo Kiên không nghiêm túc, ngông nghênh trước tòa? Khi tòa tuyên bản án, chúng tôi thấy bất ngờ. Bất ngờ vì thái độ bị cáo không cầu thị, không thành khẩn, không hề có tình tiết giảm nhẹ nào nhưng không hiểu sao mức phạt lại nhẹ như vậy?

- Ý kiến của ông về mức án đối với Nguyễn Đức Kiên và các bị cáo khác?


- Như tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, mức án tù có thời hạn có tương xứng hành vi, tội trạng bị cáo gây ra?

Ví dụ như tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, trong quy định của luật thì lừa đảo từ 500 triệu đồng trở lên thì mức phạt từ 12 năm đến 20 năm tù hoặc tù chung thân. Nhưng ở đây, bị cáo chiếm đoạt tới 264 tỉ đồng, một con số rất lớn. Có người so sánh, nếu số tiền này đem xây trường học miền núi thì xây được biết bao nhiêu trường học, giúp cho hàng vạn học sinh có nơi ăn học đàng hoàng. Vậy mà VKS lại đề nghị mức án 16 đến 18 năm, rồi tòa tuyên mức 20 năm.

- Còn hậu quả tinh thần?

Nếu nói số tiền cụ thể, có thể vài trăm tỉ là một vấn đề. Nhưng hậu quả về tinh thần sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Thứ hai, hành vi câu kết đó tác động tiêu cực tới thị trường tài chính, ngân hàng, đặc biệt có các nhóm tác động lẫn nhau, nếu không xử lý nghiêm sẽ tạo tiền lệ xấu, khiến người dân nghi ngờ, mất niềm tin.

- Điều đó cho thấy...?

Tôi thấy có cái gì đó chưa ổn, cần phải xem xét lại. Hay là một số bị cáo khác, mức đề nghị của VKS cao hơn so với mức án án tòa tuyên. Lâu nay, khi làm án, các cơ quan tiến hành tố tụng có sự trao đổi về tính chất, mức độ hành vi phạm tội cũng như bản án và HĐXX căn cứ tài liệu, hồ sơ vụ án và quá trình xét xử để độc lập tuyên án.

- Vậy trên cương vị đại biểu Quốc hội thực hiện quyền giám sát cũng như trách nhiệm trả lời trước cử tri, ông thể hiện chính kiến và phản ứng ra sao?

Vụ án này, tôi là đại biểu Quốc hội, tôi thấy không bình thường. Và cử tri có người nói với tôi là có điều gì đó bất thường phải xem lại. Tôi thấy, để nhân dân tin tưởng sự quyết liệt của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh chống “giặc nội xâm” tham nhũng, nên phát huy những gì đã làm được trong thời gian qua thì vụ án này cũng cần phải được lắng nghe ý kiến đại biểu Quốc hội, lắng nghe ý kiến nhân dân. Các cơ quan tiến hành tố tụng phải cân nhắc kỹ.

Chúng tôi thấy rằng, VKS trên cơ sở pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, cần lắng nghe ý kiến đại biểu Quốc hội, ý kiến nhân dân, xem xét lại vụ án để có kháng nghị, sao cho đúng người, đúng tội. Để người dân tin tưởng việc xét xử vụ án là nghiêm minh, không có vùng cấm nào cả

Theo PV
Công an nhân dân