Từ tai nạn thảm khốc tại Lào Cai, kỹ thuật sinh tử lái xe xuống đèo, dốc

(Dân trí)- Vụ xe khách giường nằm của công ty Sao Việt trên đường từ Sapa về Lào Cai vừa qua khiến nhiều người trong chúng ta không khỏi lo lắng làm sao để đi đường đèo dốc đảm bảo an toàn nhất, Dân trí xin đăng tải bài viết dưới đây như một trong những kinh nghiệm chia sẻ cùng bạn đọc để cùng có những chuyến đi an toàn nhất.

“Mất phanh” – một trong những nguyên nhân đầu tiên mà mọi người thường nghĩ đến đầu tiên trước mỗi tai nạn ôtô xảy ra. Và làm thếĠnào để tránh tình trạng này xảy ra trước mỗi chuyến đi luôn là những thắc mắc được quan tâm nhiều nhất.

Trước mỗi con dốc hiểm trở hay các con đèo dài (vốn có nhiều ởĠvùng núi phía bắc, con đường từ Sapa về Lào Kai là một ví dụ), trước khi đi lên/xuống, bao giờ các nhà quản lí đường bộ cũng có biển báo nhắc nhở người tham gia lưu thông phải kiểm tra phanh cẩn thận. Tuy nhiên, không phải cứ đến đèo dốc mới thực hiệnĠviệc này; Trước mỗi chuyến đi, cần kiểm tra tất cả các thiết bị an toàn trên xe để luôn đảm bảo rằng hệ thống phanh, dây an toàn, áp lực lốp các loại dầu phanh, dầu trợ lực lái… hoạt động đúng theo thiết kế.

Từ tai nạn thảm khốc Lào Cai, kỹ thuật sinh tử lái xe xuống đèo, dốc

Tiếp đến, khi tham gia giao thông, đặc biệt là vào khu vực đèo dốc, đặc biệt tuân thủ chặt chẽ luật giao thông, lưu ý đến các biển cảnh báo ở hai bên đườnŧ các đoạn cua ngoặt sắp tới. Chú ý giữ bình tĩnh khi lái (một điều thuộc về văn hóa lái xe mà không phải ai cũng nhớ), đừng quá bực bội với một chiếc xe đang “bò” trước mặt cả chục cây số, chỉ được phép vượt khi lưu thông và quy định (được phép vượt) cᷧa pháp luật. Khi vượt nên đảm bảo tầm nhìn của mình phía trước để đảm bảo sử lí tình huống khẩn cấp, ngoài ra cũng nên dùng đèn hiệu báo cho xe phía trước mình đang Xin vượt. Và thực tế nhiều trường hợp xảy ra khi xe phía trước đang không muốn cho xe sšu vượt mà điều kiện giao thông chưa cho phép để họ nhường đường, đừng quá nóng vội mà bấm còi inh ỏi, gây bực bội cho tất cả mọi người.

Từ tai nạn thảm khốc Lào Cai, kỹ thuật sinh tử lái xe xuống đèo, dốc

Khi đổ đèo hay xuống dốc dài, kinh nghiệm hay kỹ thuật lái xe an toàn nhất là luôn đảm bảo tốc độ xe hợp lí (không nhất thiết lúc nào cũng chậm là tốt nhất) với độ dốc và độ dài của quãng đường (với những quãng độ dốcĠlên tới 12%, không có lí do gì để chúng ta đi với tốc độ 60km/h và ngược lại, độ dốc không lớn và đường dài, thông thoáng, chẳng ai có thể ép mình đi với tốc độ 20km/h, thậm chí chậm hơn trên những đoạn đường này). Và để đảm bảo an toàn, hệ thống phanh cũng phải được sử dụng đúng cách, không phải lúc nào mớm (rà) phanh cũng mang lại hiệu quả cao nhất. Tại sao lại vậy? Lí giải cho điều này, bạn nên biết nhiệt lượng sinh ra trong quá trình phanh khiến nóng cả bộ phận tổng phanh (heo dầu) khiến sôi cả dầu phanh, trơ lì má phanh (hoặc cháy hết má phanh), lúc này, cả hệ thống phanh vô tác dụng và nguy hiểm nhất là điều này xảy ra rất đột ngột mà không có dấu hiệu báo trước. ChínŨ vì thế, rất có thể, trong tại nạn vừa qua ở Sapa, khi khám nghiệm chiếc xe, trường hợp hệ thống phanh vẫn hoạt động tốt (khi đã nguội) là hoàn toàn có thể xảy ra.

Từ tai nạn thảm khốc Lào Cai, kỹ thuật sinh tử lái xe xuống đèo, dốc

Để khắc phục việc này, hãy lưu ý đến sự nóng lên của hệ thống đừng tiết kiệm vài phút đồng hồ cho xe, cho phanh nghỉ mỗi khi đổ dốc trên những con đèo Ťài như Ô Quý Hồ, Khau Phạ…, hoặc đơn giản bạn có thể những xe tải nặng, luôn có thêm hệ thống nước tự chế để làm mát hệ thống phanh. Ngoài ra, một kỹ thuật xuống dốc luôn được các tài già truyền đạt đến các lính mới là kỹ thuật phanh bằng hộp số. Các lǭnh mới luôn chia sẻ nhau kinh nghiệm: Khi lên dốc bằng số nào thì khi xuống dốc cũng bằng số đó. Tuy nhiên, để hiểu một cách chính xác phải là khi lên một đoạn dốc xác định, ví dụ nếu bạn leo đèo từ Lào Kai lên Sapa bằng số 2 và số 3, thì khi xuống, bêŮ cũng nên dùng ở hai cấp số đó, và đoạn dốc từ Sapa sang Lai Châu thì chưa chắc công thức đó đã đúng bởi ở hai mặt đèo này, độ dốc và độ dài hoàn toàn khác hẳn nhau.

Trở lại câŵ chuyện phanh xe bằng hộp số, dẫu là xe có số sàn hay số tự động  đều nên dùng chức năng phanh động cơ khi xuống dốc, tỉ số truyền sẽ giúp duy trì tốc độ xe ở mức nhất định, tùy từng bước số và đừng ngại ngần khi sẽ có lúc tiếng động cơ gầm gào do Ŵốc độ vòng tua máy cao. Do vậy, lựa chọn cấp số nào cho phù hợp sẽ tùy thuộc vào điều kiện vận hành như độ dốc, độ dài, tầm nhìn, của lái xe…, tuy nhiên bât kể lựa chọn nào, bạn không nên dùng cấp số cao nhất để xuống đèo, dốc. Và đặc biệt, không bao gũờ được phép thả trôi xe với cấp số N ở hộp số tự động hay cắt côn ở xe số sàn.

Kinh nghiệm lái xe đảm bảo an toàn khi đi đường đèo dốc là : Chú ý điều khiển xe chạy ở số thấp, không nên thay đổi tốc độ đột ngộtĬ không nên phanh gấp, không thả trôi tốc độ cao sau đó đạp phanh liên tục để giảm tốc độ (trừ trường hợp khẩn cấp). Với xe số tự động xuống dốc mà thấy xe trôi nhanh ngoài ý muốn, thì ngay lập tức phải đệm phanh và gạt cần số xuống từng cấpĠsố được ký hiệu là D2, D1, L… hoặc bằng dấu (+) và (-) tùy loại thiết kế hộp số. Với hộp số sàn, trước khi xuống dốc nên lựa chọn cấp số phù hợp tùy theo điều kiện đường sá, khi sử dụng hộp số để phanh bằng động cơ, cố gắng thao tác cắt côn, về số nhanŨ nhất có thể, tránh tình trạng ngắt côn quá lâu.

Như Phúc

Tâm lí đợi chờ