Tác hại của việc chạy - dừng liên tục đối với động cơ ô tô

Nhiều người thường kiểm tra, chăm sóc xe trước khi thực hiện một chuyến đi dài, nhưng lại chủ quan khi di chuyển các chặn ngắn hàng ngày trong thành phố. Trên thực tế, ô tô bị mài mòn với tốc độ nhanh nhất trong giai đoạn làm nóng sau khi khởi động, và việc chạy - dừng liên tục tại các đô thị đông đúc cũng là một trạng thái vận hành âm thầm gây tổn hại lớn cho động cơ.

Tác hại của việc chạy - dừng liên tục đối với động cơ ô tô - 1

Khi vận hành hàng ngày, ô tô liên tục phải chạy - dừng trong rất nhiều trường hợp. Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa, sự gia tăng dân số và bùng nổ về số lượng phương tiện, khiến tình trạng giao thông ở các thành phố lớn trên thế giới thêm chật chội, dẫn đến ô tô phải chạy - dừng với tần suất ngày càng cao. Điều này không chỉ xảy ra ở các siêu đô thị, như Bắc Kinh, Thượng Hải, Tokyo, New York, Mexico…, mà ngay cả ở các thành phố lớn tại Việt Nam, nơi có tới hơn 40 triệu xe máy và trên 1,5 triệu triệu ô tô các loại đang lưu thông. Vậy, trạng thái vận hành liên tục chạy - dừng này tác hại như thế nào đến động cơ?

Nhiều người quan niệm rằng, ô tô bị hao mòn nhiều nhất khi đi xa, trên đường trường với tốc độ cao. Trên thực tế thì động cơ ô tô bị mài mòn với tốc độ nhanh nhất trong khoảng 20 phút làm nóng đầu tiên sau khi khởi động, bởi đây là giai đoạn mà dầu bôi trơn chưa đạt đến nhiệt độ hoạt động tối ưu. Các nghiên cứu đã cho thấy, 75% sự mài mòn do ma sát bên trong động cơ xảy ra trong giai đoạn này.

Tác hại của việc chạy - dừng liên tục đối với động cơ ô tô - 2
Tác hại của việc chạy - dừng liên tục đối với động cơ ô tô - 3

Bên cạnh đó, việc chạy - dừng liên tục trong các đô thị đông đúc cũng là một trạng thái vận hành gây hao mòn lớn, bởi cứ mỗi lần chạy - dừng, tài xế phải ít nhất một lần đạp phanh rồi sau đó lại đạp ga tăng tốc trở lại, đặt động cơ vào trạng thái vận hành với phụ tải lớn. Việc chạy - dừng liên tục có thể gây quá nhiệt cho động cơ, hoặc chạy - dừng với thời gian nghỉ lâu có thể buộc động cơ phải làm nóng trở lại.

Từ 2014, Castrol kết hợp với TomTom - nhà cung cấp giải pháp định vị hàng đầu thế giới - tiến hành nghiên cứu các điều kiện vận hành thực tế của ô tô. Kết quả cho thấy trung bình động cơ ô tô chạy trong điều kiện cầm chừng (ga-răng-ti) tới 28% tổng thời gian vận hành. Và mỗi chiếc xe phải chạy - dừng trung bình 18.000 lần trong một năm, do người dùng xe dừng để làm việc, dừng để ăn, dừng mua cà phê, dừng để đón con, dừng chờ đèn đỏ, dừng do kẹt xe… Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc chạy - dừng liên tục âm thầm gây ra các vết xước/mòn tế vi trên những chi tiết quan trọng như xi-lanh, séc-măng, trục khuỷu, trục cam, xu-páp…

Tác hại của việc chạy - dừng liên tục đối với động cơ ô tô - 4

Dựa trên nghiên cứu này, dòng sản phẩm Castrol MAGNATEC STOP-START 5W-30 ra đời, được bảo vệ là giúp bảo vệ động cơ ngay từ khi khởi động và giảm tới 20% sự mài mòn bên trong động cơ do việc chạy - dừng liên tục.

Nhà sản xuất cho biết, theo qui trình thử nghiệm mài mòn động cơ OM646LA, Castrol MAGNATEC STOP-START tạo ra một màng các phân tử đặc biệt, liên tục bám chặt vào bề mặt các chi tiết, bảo vệ chi tiết chống lại sự mài mòn do ma sát. Trong các điều kiện hoạt động khắc nghiệt, khi các phân tử đặc biệt này bị đánh bật ra khỏi bề mặt chi tiết, lập tức sẽ có lớp phân tử khác thay thế. Khả năng tự trám chỗ này tạo ra đặc tính bảo vệ toàn diện, liên tục cho động cơ.

Tác hại của việc chạy - dừng liên tục đối với động cơ ô tô - 5

Tác hại của việc chạy - dừng liên tục đối với động cơ ô tô - 6
Tác hại của việc chạy - dừng liên tục đối với động cơ ô tô - 7