Những cân nhắc trước khi Off-Road

(Dân trí) - Không phải cứ là việt dã thì có thể xử lý tốt tất cả các loại địa hình. Ví dụ xe có trục cơ sở quá dài thường khó vận hành trên những đoạn đường gồ ghề hiểm trở, nguyên nhân bởi khoảng cách rộng giữa các bánh sẽ làm đáy xe dễ chạm mặt đường và mắc kẹt vào đá.

Trên thực tế, mỗi kiểu xe chỉ có thể phát huy tối đa tính năng trong một hoặc một số hoàn cảnh nhất định tùy theo các thông số kỹ thuật riêng, bên cạnh những trang bị không thể thiếu cho dòng xe off-road như dẫn động 4 bánh, hệ treo cứng, lốp chuyên dụng…, và tất nhiên phải kèm theo một tay lái “nghề”.

 

Một số đặc điểm chi phối khả năng off-road của xe bao gồm: khoảng cách giữa gầm xe và mặt đất, công suất động cơ, dẫn động 4 bánh bán thời gian haytoàn thời gian. Chẳng hạn, khoảng cách giữa xe và mặt đất càng cao thì thao tác vận hành càng đơn giản, với điều kiện xe không chất quá nhiều đồ trên nóc để dẫn tới nguy cơ lật nhào.

  

Những cân nhắc trước khi Off-Road  - 1

Land Rover Freelander có trục cơ sở ngắn
nên vượt đá dễ dàng

 

Thông thường, SUV kiểu xe con có khoảng cách gầm xe/mặt đất thấp hơn so với SUV kiểu xe tải (nói chung thì xe càng lớn thì khoảng cách này càng tăng). Vì thế nếu hành trình bạn sắp chinh phục thật sự hiểm trở thì tốt nhất nên loại những dòng SUV compact ra khỏi danh sách.

 

Tuy nhiên, trong một số hoàn cảnh nhất định có thể cân nhắc Land Rover Freelander, Jeeps Wrangler hay Jeep Liberty như một ngoại lệ.

 

Chiều rộng của xe cũng là vấn đề không kém phức tạp. Thông số này vốn chẳng mấy khi “gây rối” nhưng lại khiến các nhà sản xuất đau đầu trong phân khúc xe địa hình. Ví dụ như H1 Alpha của Hummer, bề ngang xấp xỉ 2,2 mét không tính gương của nó quả thực là trở ngại lớn khi đi trên đường mòn trong rừng thưa. Trong khi đó dòng việt dã cỡ nhỏ như Land Rover Freelander lại có vẻ “luồn lách” dễ dàng.

 

Những cân nhắc trước khi Off-Road  - 2

Góc tiến và góc thoát lớn giúp Hummer H3 leo hoặc xuống dốc dễ dàng nhưng lại khó khăn trên đường hẹp vì chiều rộng của xe  lớn

 

Với địa hình hiểm trở vào loại bậc nhất thì hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian đi kèm chế độ truyền động với tỷ số thấp (low-gear) là một trong những công cụ không thể vắng mặt trên xe. Chế độ low-gear cho phép xe di chuyển với tốc độ cực thấp mà vẫn không làm “chết máy” bởi mômen xoắn liên tục được tăng cường

 

Một thiết bị khác rất phổ biến trên các dòng xe chuyên phục vụ nhu cầu off-road như Land Rover, Jeep, Volkswagen Touareg… là thiết bị kiểm soát xuống dốc HDC (Hill Descent Control), theo đó máy tính trên cụm điều khiển của xe có chức năng điều khiển hoạt động của phanh, chân ga và hộp số để xác định tốc độ xuống dốc an toàn toàn nhất. Một hệ thống tương tự là thiết bị hỗ trợ leo dốc HSA (Hill Start Assist).

 

Những cân nhắc trước khi Off-Road  - 3

Volkswagen Touareg được trang bị cả thiết bị hỗ trợ
leo dốc và xuống dốc

 

Như vậy với những tính năng công nghệ cao này, ngay cả những tay lái có trình độ trung bình vẫn có thể tự tin vượt địa hình hiểm trở - thử thách mà trước đây, chỉ những chuyên gia off-road mới đủ cam đảm chinh phục.

 

Tuy nhiên điều đó cũng để nói rằng, chinh phục địa hình không chỉ đơn giản là khám phá mạo hiểm mà thực sự tiềm ẩn nhiều rủi ro. Phiêu lưu có thể biến thành thảm họa nếu không có quá trình đào tạo kỹ lưỡng và thiếu sót trong khâu chuẩn bị.

 

Khôi Vinh

Theo Forbes