Quy chuẩn về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT
Gặp biển báo này, bạn phải làm gì?
(Dân trí) - Đây rõ ràng là loại biển báo cấm và bạn dễ hiểu là không được phép vượt xe. Tuy nhiên, trên thực tế, đây là một trong những biển báo gây hiểu nhầm và… vô giá trị.
Theo hệ thống quy chuẩn báo hiệu đường bộ quy định tại QCVN 41:2016/BGTVT có hiệu lực từ ngày 1/11/2016 tới đây, biển báo chuẩn quy định việc cấm ôtô vượt nhau (biển P.125) và cấm xe tải vượt (biển P.126) có thiết kế và quy định như sau:
Biển cấm P.125 có ý nghĩa như sau:
- Cấm xe cơ giới vượt nhau
- Biển có hiệu lực cấm tất cả các loại xe cơ giới vượt nhau (kể cả xe được ưu tiên theo quy định) nhưng được phép vượt xe máy hai bánh, xe gắn máy.
- Biển hết hiệu lực cấm khi có biển số DP.133 “Hết cấm vượt” (như hình dưới) hoặc đến vị trí cắm biển số P.135 “Hết tất cả các lệnh cấm” nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng.
Biển cấm P.126 có ý nghĩa:
- Để cấm các loại xe ôtô tải vượt các loại xe cơ giới khác
- Biển có hiệu lực cấm các loại ôtô tải có khối lượng chuyên chở (theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn 3.500 kg kể cả xe được ưu tiên theo quy định vượt xe cơ giới khác. Được phép vượt xe máy hai bánh, xe gắn máy.
- Biển không có giá trị cấm các loại xe cơ giới vượt nhau và vượt ôtô tải
- Biển hết hiệu lực cấm khi có biển số DP.133 “Hết cấm vượt” hoặc đến vị trí cắm biển số P.135 “Hết tất cả các lệnh cấm” nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng.
Như vậy, cần lưu ý rằng biển cấm P.126 chỉ có hiệu lực với các loại xe tải có khối lượng chuyên chở trên 3.500kg, các loại xe tải có khối lượng chuyên chở ít hơn không chịu sự quy định của biến cấm này.
Biển số DP.133 có ý nghĩa “Hết cấm vượt”
Biển số P.135 có ý nghĩa “Hết tất cả các lệnh cấm”
Như Phúc