Quy chuẩn 41:2016/BGTVT

Biển cấm rẽ vẫn được quay đầu xe

(Dân trí) - Mặc dù Quy chuẩn 41:2016 của Bộ Giao thông thông Vận tải ban hành đã có hiệu lực từ tháng 11/2016, nhưng hiện vẫn có không ít người chưa nắm chắc một số biển hiệu mới có trong bộ văn bản này; do đó, chuyên mục Xe++ đăng tải lại thông tin để mọi người nắm chắc hơn về hệ thống biển này, đặc biệt là đối với những biển báo cấm liên quan đến rẽ/quay đầu xe.

Được quay đầu xe ở nơi có biển cấm rẽ

Trong số các biển báo mới này, đáng chú ý nhất là việc làm rõ hơn về trường hợp cấm rẽ và cấm quay đầu xe, theo hướng cụ thể hơn các hành vi lái xe, tiếp đó là sự thay đổi về biển báo cấm cũng như khái niệm đối với xe máy

Nhóm biển cấm rẽ P.123 có quy định như sau:

Biển cấm rẽ vẫn được quay đầu xe - 1

Nhóm biển P.124 cấm quay đầu xe:

Biển cấm rẽ vẫn được quay đầu xe - 2

- Biển số P.124a báo cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) quay đầu, chiều mũi tên phù hợp với chiều cấm quay đầu xe. Trừ các loại xe ưu tiên theo quy định. Biển không có giá trị cấm rẽ trái để đi sang hướng đường khác.

- Biển số P.124b báo cấm xe ôtô (xe ôtô và xe máy 3 bánh) quay đầu, chiều mũi tên phù hợp với chiều cấm quay đầu xe. Trừ các loại xe ưu tiên theo quy định. Biển không có giá trị cấm rẽ trái để đi sang hướng đường khác.

- Biển số P.124c báo cấm các loại xe rẽ trái đồng thời cấm quay đầu.

- Biển số P.124d báo cấm các loại xe rẽ phải đồng thời cấm quay đầu.

- Biển P.124e báo cấm xe ôtô rẽ trái và đồng thời cấm quay đầu.

- Biển P.124f báo cấm xe ôtô rẽ phải và đồng thời cấm quay đầu.

Biển cấm mới cho xe gắn máy

Đối với phương tiện xe gắn máy, xe môtô Quy chuẩn 41:2016 của bộ Giao thông thông Vận tải định nghĩa lại như sau:

- Xe môtô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, tải trọng bản thân xe không quá 400 kg đối với xe máy 2 bánh hoặc khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 350 kg đến 500 kg đối với xe máy 3 bánh. Khái niệm này không bao gồm xe gắn máy.

- Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3

Biển cấm xe gắn máy theo quy chuẩn năm 2012
Biển cấm xe gắn máy theo quy chuẩn năm 2012


Biển cấm xe gắn máy mới theo quy chuẩn 41:2016/BGTVT

Biển cấm xe gắn máy mới theo quy chuẩn 41:2016/BGTVT

Biển cấm xe máy (xe môtô) theo quy chuẩn 41:2016/BGTVT
Biển cấm xe máy (xe môtô) theo quy chuẩn 41:2016/BGTVT

Biển giới hạn tốc độ tối đa vào ban đêm

Biển cấm rẽ vẫn được quay đầu xe - 6

Biển cấm P.127a và P.127

Biển cấm P.127a quy định tốc độ tối đa cho phép vào ban đêm và được đặt cho một số trường hợp qua khu đông dân cư vào ban đêm nhằm mục đích nâng cao tốc độ vận hành khi đường ít xe chạy. Biển chỉ có hiệu lực trong thời gian ghi trên biển và trong phạm vi từ vị trí đặt biển đến vị trí biển số R.421 “Hết đoạn đường qua khu đông dân cư”.

Ngoài ra, tốc độ tối đa cho phép lớn nhất về ban đêm tính bằng km/h và không lớn hơn 80 km/h. Tuy nhiên trong phạm vi hiệu lực của biển P.127a ”Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm”, nếu gặp biển số P.127 “Tốc độ tối đa cho phép” thì người lái phải tuân thủ theo giá trị tốc độ tối đa quy định ghi trên biển số P.127.

Chúc các bạn lái xe an toàn!

Như Phúc

Biển cấm rẽ vẫn được quay đầu xe - 7
Biển cấm rẽ vẫn được quay đầu xe - 8