Khan hiếm căn hộ cao cấp ‘giá mềm’ ở khu Đông
Khu Đông với tâm điểm là Khu đô thị Thủ Thiêm là khu vực có nguồn cung lớn ở phân khúc cao cấp. Việc tăng tốc các dự án hạ tầng, cùng vị trí đắc địa và yếu tố quy hoạch thành trung tâm kinh tế, hành chính mới của TP.HCM đang đẩy giá căn hộ tăng cao.
Cầm 2 tỷ đồng khó mua nhà gần Thủ Thiêm
Được quy hoạch đồng bộ từ nhiều năm trước, nhưng Khu đô thị Thủ Thiêm chỉ thực sự “chuyển mình” từ khoảng 2 năm trở lại đây. Nguồn vốn đầu tư vào hạ tầng, tiến độ thi công được đẩy mạnh, kéo theo đó là các dự án bất động sản cao cấp nở rộ.
Theo khảo sát thực tế, mức giá căn hộ tại Thủ Thiêm đang giao động ở mức 60 - 75 triệu/m2. Đây là mức giá khá cao so với mặt bằng chung ở phân khúc cao cấp tại TP.HCM. Tuy nhiên, mức giá căn hộ cao cấp ở Thủ Thiêm cũng chỉ khoảng 50% so với quận 1. Theo các chuyên gia, với vị trí đối diện quận 1, chỉ cách 1 con sông, lại được quy hoạch đồng bộ, các dự án ở Thủ Thiêm sẽ còn biên độ tăng giá theo thời gian và tốc độ phát triển toàn khu.
Các dự án lân cận Thủ Thiêm như The Sun Avenue, Felix en Vista, Centana Thủ Thiêm, Palm City… cũng có mức giá căn hộ trên dưới 38 triệu/m2. Đây là những dự án đã “ra hàng” từ năm 2016. Hiện tại, hàng tồn kho các đợt mở bán cuối chiếm phần lớn là căn hộ diện tích lớn, với mức giá tối thiểu không dưới 3 tỷ/căn.
Dự án mới được kỳ vọng sẽ tạo mặt bằng giá “vừa túi tiền”, ở phân khúc cao cấp, là Homyland Riverside. Mức giá được công bố chủ từ 1,9 tỷ/căn hộ 2 phòng ngủ cho diện tích từ 75m2 trở lên. Homyland Riverside được đánh giá cao về vị trí, khi tuyến đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành vừa được khởi công. Khi tuyến đường này hoàn thành trong 2 năm tới, từ Homyland Riverside di chuyển vào quận 1 chỉ mất vài phút.
Khu Đông, cuộc chiến của những ‘ông lớn’
Phân khúc căn hộ cao cấp đang có sự điều chỉnh mạnh trong khoảng 1 năm trở lại đây. Nguồn cung mới đã chững lại và chuyển sang giai đoạn thanh lọc thị trường. Tại khu Đông, ngoài Đại Quang Minh, Novaland, Homyland… là những doanh nghiệp trong nước, các đại gia vốn ngoại như: Capitaland, Keppel Land… cũng góp phần đẩy cuộc chiến thị phần ngày càng khốc liệt.
Theo ông Trần Đình Khiêm, Tổng Giám Đốc Khương Thịnh Real, lợi thế của các doanh nghiệp nước ngoài chính là tài chính mạnh. Do đó, khi thị trường khó khăn về nguồn vốn, họ sẵn sàng tung những gói hỗ trợ, kéo dài tiến độ thanh toán, cho khách hàng. Tuy nhiên, điều này cũng có thể làm tăng chi phí tài chính, đẩy giá sản phẩm lên cao.
“Các doanh nghiệp trong nước thường chỉ có 15 - 20% vốn tự có trên tổng vốn đầu tư dự án nên rất khó cạnh tranh sòng phẳng về phương án tài chính với khối ngoại. Rất hiếm trường hợp như chủ đầu tư dự án Homyland Riverside, khách hàng sẽ chỉ phải thanh toán 10% tổng giá trị hợp đồng khi ký hợp đồng mua bán sau khi chủ đầu tư hoàn thiện xong hầm móng dự án, đây là doanh nghiệp đầu tư dự án bằng vốn tự có, luôn chủ động về nguồn vốn xây dựng dự án.
Không phải trả lãi vay ngân hàng, lại có quỹ đất tốt được tích lũy từ hơn chục năm trước, nên Homyland Riverside có lợi thế về giá và giá bán ra thị trường thấp hơn khoảng 20 - 30% so với các dự án cùng khu vực. Đây là lợi thế riêng để cạnh tranh trong bối cảnh thị trường đầy những ông lớn trong và ngoài nước” - ông Khiêm chia sẻ.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cho rằng, thị trường càng cạnh tranh, khách hàng càng được hưởng lợi vì có nhiều sự so sánh. Về phía doanh nghiệp, cần xác định lợi thế cạnh tranh riêng nếu muốn tham gia vào “sân chơi” lớn. Những doanh nghiệp đầu tư theo phong trào, thiếu sự chuyên nghiệp, chắc chắn sẽ bị đào thải vì khách hàng ngày càng khó tính và thông minh hơn.
Khổng Minh