Ăn thuần chay để cứu địa cầu!
“Điều thay đổi lớn lao nhất nhất mà ai cũng có thể thực hiện được là trở thành… người ăn chay. Tôi thiết tha kêu gọi mọi người hãy thực hiện điều đơn giản này để cứu lấy môi trường sinh sống của chúng ta”.
Paul McCartney, nhạc sĩ nổi tiếng của ban nhạc huyền thoại The Beatles:
“Điều thay đổi lớn lao nhất nhất mà ai cũng có thể thực hiện được là trở thành… người ăn chay. Tôi thiết tha kêu gọi mọi người hãy thực hiện điều đơn giản này để cứu lấy môi trường sinh sống của chúng ta”.
Ngành chăn nuôi - Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu:
Tường trình năm 2006 của tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), “Bóng Dài của Ngành Chăn nuôi” và những nghiên cứu tiếp theo vào năm 2009, cho thấy ngành chăn nuôi và sản phẩm phụ chịu trách nhiệm cho ít nhất 51% khí thải nhà kính gây ra bởi con người hoặc thậm chí cao hơn. Cũng xin ghi nhận rằng Kỹ nghệ chăn nuôi là nguồn khí Mê-tan và ni-tơ oxit lớn nhất do con người gây ra, là loại khí thải nhà kính độc hại gấp 72 lần và 300 lần nhiều hơn so với CO2. Khí Mê-tan, mặc dầu tệ hại hơn nhiều so với CO2, nhưng tan biến nhanh hơn rất nhiều lần (mất khoảng 12 năm, trong khi CO2 cần nhiều thế kỷ).
Ngành chăn nuôi chiếm toàn thể 70% mọi đất đai nông nghiệp và gần 1/3 toàn bề mặt đất đai trên Địa Cầu. Nhưng nếu chúng ta chỉ việc trả đất đai này lại cho thiên nhiên, như rừng và đồng cỏ, thì nó sẽ dễ dàng hấp thụ rất nhiều khí thải trong tương lai gần. Viện Rodale ở Hoa Kỳ xác định, nếu đất đai có thể trồng trọt trên thế giới được canh tác hữu cơ, thì 40% khí CO2 trong không khí tự động sẽ được đất đai hấp thụ. Ngoài ra, một nghiên cứu của Đức phát hiện rằng lối ăn thuần chay hữu cơ có thể giảm toàn bộ khí thải nhà kính lên đến 94%.
Các khoa học gia Hà Lan đã tính ra rằng việc đổi sang lối ăn thuần chay lành mạnh có tác động mạnh mẽ, không những giảm ngay hâm nóng toàn cầu, mà còn tiết kiệm 80% tổn phí làm dịu khí hậu cho tới năm 2050.
Thiếu hụt nước:
Ngoài việc là một ô nhiễm lớn cho nguồn nước, ngành chăn nuôi tiêu thụ số lượng khổng lồ tài nguyên quý báu này. Người ta đã tính phải cần 200.000 lít nước cho mỗi kí-lô thịt bò, trong khi chỉ cần 2.000 lít nước cho mỗi kí-lô đậu nành. Nói cách khác, một người ăn 4 chiếc ham-bơ-gơ sẽ tổn hao số lượng nước tương đương dùng để tắm gội mỗi ngày trong vòng một năm. Hãy thử nghĩ lại. Trong khi 1,1 tỷ người không có được nước sạch bao gồm 6.000 trẻ em chết mỗi ngày vì uống nước ô nhiễm thì khoảng 1.000 tỷ khối nước sạch bị lãng phí cho việc chăn nuôi mỗi ngày.
Khủng hoảng thực phẩm
Để đáp ứng nhu cầu dân số đang tăng, ngày càng nhiều khoa học gia và các chuyên gia ủng hộ tính hiệu quả của việc giảm chăn nuôi để thực phẩm có thể được đưa trực tiếp đến con người. Nhưng hiện nay, thú nuôi được cho ăn và nuôi dưỡng với gần một nửa nguồn ngũ cốc trên thế giới. Trong khi gần 11 triệu trẻ em, phần lớn sống trong các quốc gia nơi ngũ cốc được dùng cho việc chăn nuôi, trớ trêu thay, lại chết vì nạn đói mỗi năm. Mặt khác, ngũ cốc cung cấp trực tiếp có thể dễ dàng nuôi sống số người nhiều hơn dân số toàn thế giới.
Nạn phá rừng:
Ngài Stern (ở Brentford, Anh quốc) tác giả chính của “Stern - Lược Duyệt về kinh tế của Biến đổi khí hậu” đã đề xuất việc tránh phá rừng như một phương pháp ít tốn kém nhất để kiểm soát khí thải nhà kính. 91% rừng mưa Amazon, buồng phổi của Địa Cầu, bị đốn phá từ năm 1970, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp quy cho việc chăn nuôi thú vật. Thật vậy, FAO - Tổ Chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc cho biết chăn nuôi là động cơ chủ yếu của nạn phá rừng trên toàn cầu.
Sự hủy hoại đa dang dạ sinh thái trên thế giới:
Liên Hiệp Quốc gần đây tường trình rằng đánh cá liên tục có thể làm cạn kiệt mọi đời sống hải dương trên biển cả chỉ trong vòng vài thập niên. Nhưng vấn đề không chỉ là tiêu thụ cá, vấn đề cũng là tiêu thụ thịt. Bởi vì lên đến 50% số cá bị giết mỗi năm tương đương với 10 triệu tấn cá được dùng cho nông súc, không phải cho con người. Heo và gà tiêu thụ nhiều hơn 6 lần số lượng hải sản so với toàn thể dân số Hoa Kỳ, và nhiều hơn gấp đôi lượng tiêu thụ của toàn thể người Nhật.
Kỹ nghệ chăn nuôi còn là nguyên nhân hàng đầu gây sụt giảm đáng sợ của các loài hoang dã. Trong một nghiên cứu mới tháng 10 năm 2010, các nhà khảo cứu Hà Lan phát hiện rằng việc bảo vệ các vùng thiên nhiên không đủ để ngăn tình trạng diệt chủng mau lẹ này của thực vật và động vật; thay vào đó, một trong các chính sách hiệu quả nhất là đổi sang lối ăn không động vật, nghĩa là thực phẩm toàn thực vật.
Các khoa học gia nói gì?
Kinh tế gia Hoa Kỳ Jeremy Rifkin : “Đã từ lâu chúng ta rất cần một thảo luận toàn cầu về cách nào tốt nhất để cổ vũ một lối ăn thuần chay đa dạng, nhiều chất đạm cho nhân loại”
Cựu phó tổng thống Hoa Kỳ Al Gore và Giám đốc Viện nghiên cứu Không gian Goddard Tiến sĩ James Hansen, cả hai đều viện dẫn việc loại bỏ thịt như “một điều hiệu quả nhất” chúng ta có thể làm để làm giảm thán khí thải trên thế giới.
Chuyên gia về khí hậu - Ngài Stern cũng công bố: “ Ăn chay là lối ăn tốt hơn.”
Cựu cố vấn Ngân hàng Thế giới Tiến sĩ Goodland đã gọi “Lối ăn cải thiện” là “Giải pháp khí hậu không được chú ý.”
Tiến sĩ Rajendra Pachauri - Giám đốc Liên Chính Phủ Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu : “Chuyển đổi chính yếu sang lối ăn toàn thực vật là cấp bách, nếu chúng ta còn muốn có một cơ hội để ngăn tai họa. Nếu nói về sự cấp bách để hành động… giảm tiêu thụ thịt rõ ràng là cơ hội hấp dẫn nhất”.
Linh Chi sưu tầm và tổng hợp