Quảng Ngãi:

Trồng cải trên núi cao, nông dân thu nhập 400 - 500 ngàn đồng/ngày

(Dân trí) - Cây cải nhờ "nước trời" phát triển xanh tốt mà không cần phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật. Với cách làm này, người nông dân Quảng Ngãi có nguồn thu nhập 400 - 500 ngàn đồng mỗi ngày.

Cứ vào độ tháng 9 -10 Âm lịch, người dân tỉnh Quảng Ngãi bắt đầu vụ gieo trồng cải rẫy. Hạt cải được gieo xen vào những rẫy keo non. Lớp tro trong quá trình đốt rẫy trồng keo, cùng với thời tiết thuận lợi trên những quả đồi cao giúp cây cải phát triển xanh tốt, ít sau bệnh.

Hạt cải được gieo xen vào những rẫy keo non giữa lưng chừng núi. Đây là loại cải sạch được người dân ưa chuộng nên có giá khá cao. Nhờ đó người nông dân có thể kiếm được từ 400 - 500 ngàn đồng mỗi ngày.

Trồng cải trên núi cao, nông dân thu nhập 400 - 500 ngàn đồng/ngày - Ảnh 1.

Gia đình anh Nguyễn Lại (xã Hành Thiện, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) có 2 ha cải rẫy. Đầu tháng 9 Âm lịch, anh Lại bắt đầu gieo hạt cải.

Trồng cải trên núi cao, nông dân thu nhập 400 - 500 ngàn đồng/ngày - Ảnh 2.

Người dân đốt rẫy trước khi trồng vụ keo mới tạo ra lớp tro khá dày. Đây là điều kiện thuận lợi để cây cải phát triển xanh tốt mà không cần bón phân. "Trồng cải rẫy không phải bón phân, phun thuốc nên chi phí rất thấp. Cải được trồng trên núi cao, thời tiết thuận lợi nên phát triển xanh tốt. Sau khi gieo khoảng 1 tháng là bắt đầu hái bán", anh Lại nói.

Trồng cải trên núi cao, nông dân thu nhập 400 - 500 ngàn đồng/ngày - Ảnh 3.
Trồng cải trên núi cao, nông dân thu nhập 400 - 500 ngàn đồng/ngày - Ảnh 4.

Tuy thu nhập từ cây cải rẫy khá cao nhưng nghề này cũng khá nhọc nhằn. Để hái cải rẫy phải đi từ sáng sớm, băng qua những đồi đá, dốc cao.

Trồng cải trên núi cao, nông dân thu nhập 400 - 500 ngàn đồng/ngày - Ảnh 5.

Hái cải từ sáng sớm đến cuối buổi chiều là anh Lai bắt đầu gánh cải xuống núi để sáng hôm sau bán cho thương lái hoặc đưa ra chợ bán lẻ. "Gánh cải xuống núi là cực nhất vì độ dốc cao, đá lởm chởm, nhiều đoạn phải qua suối sâu. Tuy vậy, trồng cải rẫy cho thập cao nên vẫn còn nhiều người bám nghề", anh Lại cho biết thêm.

Quốc Triều