“Thực tiễn và hội nhập trong phát triển công tác xã hội ở Việt Nam”

Đây là chủ đề chính của Hội thảo do Bộ LĐ-TB&XH, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc, Trung ương Đoàn TNCS HCM, Hiệp hội Dạy nghề và Nghề Công tác xã hội Việt Nam tổ chức ngày 10/11 tại Hà Nội, hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình kỷ niệm Ngày Công tác xã hội thế giới lần thứ 17.

Hội thảo “Thực tiễn và hội nhập trong phát triển công tác xã hội ở Việt Nam”
Hội thảo “Thực tiễn và hội nhập trong phát triển công tác xã hội ở Việt Nam”

Hội thảo thu hút hàng trăm đại biểu đến từ nhiều trường Đại học, các trung tâm đào tạo, Sở LĐ-TB&XH và các cơ sở bảo trợ xã hội. Hội thảo được chia thành 3 phiên với các nội dung liên quan tới nghề Công tác xã hội (CTXH), như: Xây dựng và phát triển dịch vụ công tác xã hội cho thanh niên, đào tạo công tác xã hội theo hướng thực hành và khung pháp lý về nghề công tác xã hội.

Tham dự tại các phiên thảo luận, nhiều ý kiến của các đại biểu đã nêu ra thực trạng của quá trình phát triển Nghề CTXH ở Việt Nam như: Vấn đề tiếp cận trong công tác xã hội đối với người nghèo là thanh niên ra sao? Nâng cao năng lực nhân viên CTXH tại cơ sở? kiến nghị hoàn thiện khung pháp lý về nghề công tác xã hội tại Việt Nam, thực trạng mạng lưới dịch vụ CTXH tại Việt Nam, trắc ẩn - cơ sở tâm lý của hoạt động CTXH…

 Các đại biểu chia sẻ nhiều kinh nghiệm bổ ích tại Hội thảo
 Các đại biểu chia sẻ nhiều kinh nghiệm bổ ích tại Hội thảo

Các đại biểu cũng chia sẻ những kết quả khảo sát và kinh nghiệm thực tiễn về nghề công tác xã hội thông qua chia sẻ của mô hình cai nghiện ma túy tự nguyện Nhân Chính (Thái Nguyên), công tác phát triển dịch vụ công tác xã hội với thanh niên tại TPHCM…

Theo Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), đối tượng cần trợ giúp từ các dịch vụ xã hội tại Việt Nam hiện rất lớn, gồm: Gần 9 triệu người cao tuổi; 6,7 triệu người khuyết tật; 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; 2,7 đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước; 180.000 người nhiễm HIV…Nhiều trường hợp rất cần sự bảo vệ khẩn cấp và kịp thời như,người cao tuổi, người khuyết tật, tâm thần, người nghèo, trẻ em, nạn nhân bị phân biệt đối xử về giới.

Ông
Nguyễn Văn Hồi - Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB&XH)
Ông Nguyễn Văn Hồi - Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB&XH)

Trên cơ sở những chính sách nhân văn và thiết thực, Chính phủ đã ban hành Đề án Nghề công tác xã hội giai đoạn 2010- 2020 (Đề án 32) đặt ra nhiều mục tiêu nhằm cải thiện hệ thống an sinh xã hội, dịch vụ công ở phạm vi rộng lớn và bền vững.

Đặc biệt, Đề án trọng việc xây dựng hệ thống mạng lưới cơ sở vật chất, giáo trình, nhân lực cho ngành Công tác xã hội - lĩnh vực nền tảng trong việc triển khai các dịch vụ an sinh xã hội cho đối tượng dễ bị tổn thương tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Hồi - Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) - cho biết: Sau 4 năm triển khai Đề án, hơn 30 tỉnh, thành phố đã có mô hình trung tâm công tác xã hội; số cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội trên toàn quốc đạt 432 cơ sở; tổng số cán bộ, nhân viên công tác xã hội và mạng lưới cấp xã đạt 35.000 người; hơn 20 tỉnh, thành đã xây dựng được mạng lưới cộng tác viên với gần 9.000 người;

Nhu cầu nhân viên CTXH đang rất lớn
Nhu cầu nhân viên CTXH đang rất lớn

Về đào tạo ngắn hạn, hơn 20 trường trung cấp, cao đẳng, đại học triển khai đào tạo nghề Công tác xã hội ở cấp bộ môn hoặc khoa; xây dựng 23 cuốn giáo trình trung cấp - cao đẳng nghề CTXH; biên soạn bộ giáo trình tập huấn cán bộ, nhân viên CTXH với 23 Modul;

Bộ LĐ-TB&XH đã phối với hợp với các trường đại học tổ chức giảng dạy cho 300 giảng viên nghề CTXH. Trong đào tạo dài hạn, hệ thống các trường đại học đã đào tạo hơn 13.000 cử nhân ngành CTXH gồm hệ chính quy, vừa học vừa làm, đào tạo từ xa…

Mặc dù có nhiều kết quả đạt được nhưng Đề án còn nhiều khó khăn trong triển khai. Theo ông Nguyễn Văn Hồi, khôn khổ pháp lý để phát triển nghề CTXH vẫn chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là vai trò, nhiệm vụ của cán bộ, viên chức, nhân viên CTXH chưa được xác định cụ thể trong một số luật liên quan; mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ có thiếu và yếu về số lượng, chất lượng và chưa phát huy được vai trò của tổ chức ngoài công lập; đội ngũ nhân viên CTXH còn thiếu và chưa chuyên nghiệp…

Nhiệm vụ thời gian tới, Đề án hướng tới các giải pháp như rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới nghề CTXH, tăng cường điều tra và khảo sát hiện trạng mạng lưới các cơ sỏ trợ giúp xã hội, các đối tượng và dịch vụ CTXH; nâng cao năng lực thu thập xử lý thông tin về nghề CTXH, tăng cường giám sát và đánh giá đội ngũ nhân viên CTXH trong việc tuân thủ pháp luật và đạo đức nghề nghiệp; đẩy mạnh hợp tác quốc tế…

Đỗ Chỉnh lược ghi

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm