1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Tại sao sếp không nên so sánh nhân viên với nhau?

Có lẽ vài nhân viên nào đó không theo kịp tiêu chuẩn của bạn, nhưng bạn không thể khích lệ ai đó bằng cách so sánh họ với người khác và đưa họ vào thế đọ sức với nhau.

Tại sao em lại không thể làm được như A? Cô ấy rất xuất sắc! Thoạt nghe có vẻ giống như một phụ huynh đang quở trách con mình. Thế mà, đó lại chính xác là những gì mà một số người quản lý nói với nhân viên của họ với hy vọng nhân viên này có thể sẽ học hỏi và theo gương của một nhân viên ngôi sao nào đó.

Giả sử rằng các nhân viên trong nhóm của bạn biết rằng A đang làm tốt công việc của cô ấy và xứng đáng nhận lời khen. Thế nhưng, mọi người sẽ cảm thấy bị đánh giá thấp khi sự đóng góp của họ không được ghi nhận. Hơn nữa, có thể họ chưa thể hiện được khả năng vì không chắc chắn về mục tiêu, không ai bảo cho họ biết cần phải làm gì.

Tại sao sếp không nên so sánh nhân viên với nhau? - 1

Có lẽ vài nhân viên nào đó không theo kịp tiêu chuẩn của bạn, nhưng bạn không thể khích lệ ai đó bằng cách so sánh họ với người khác và đưa họ vào thế đọ sức với nhau.

Tại sao sếp không nên so sánh nhân viên với nhau?

Mỗi người đều có khả năng và tài năng riêng và nhà quản lý cần phải khám phá ra những kỹ năng này để họ có thể đóng góp cho sự phát triển của một tập thể. Một người sẽ cảm thấy thế nào nếu như bị so sánh với người khác? Nếu bạn không chắc thì hãy tự hỏi chính mình – bạn cảm thấy thế nào nếu bị so sánh với một người quản lý khác, một người nào đó “dễ thương và tài năng hơn”.

Phản ứng tự nhiên cũng không khó đoán. Bạn sẽ thấy buồn, thất vọng, bị đánh giá thấp hoặc thậm chí cảm thấy ghen tị. Có thể bạn sẽ cảm thấy đây là một động lực để thay đổi. Vài tháng trôi qua và bạn không nghe thấy những lời chỉ trích nữa. Bạn nghĩ rằng mình đã tiến bộ. Nhưng thật thất vọng khi bạn phải nghe lại lời chỉ trích cũ. Bạn thấy rất nản lòng, nhụt chí.

Đó cũng chính là cảm nhận của nhân viên mỗi khi bị mang ra so sánh với nhau. Họ biết rằng “sếp sẽ lại mang họ ra so sánh với các ngôi sao của sếp”.

Vậy tại sao họ lại phải cố gắng khi mà không có cách nào để chiến thắng cuộc chơi. Thật ra, những nhân viên chưa hoàn thành nhiệm vụ cần được sếp quan tâm, chú ý nhiều hơn về mặt cá nhân. Họ cần được trao cho công cụ để có thể thành công và đó là điều mà một người quản lý giỏi nên làm.

Nhận xét, phản hồi đóng vai trò quan trọng trong quá trình gắn kết với nhân viên. Nhưng người sếp cần nên hiểu nhân viên của mình và cảm nhận được cách thức mà họ muốn đón nhận sự phản hồi. Mỗi người được khích lệ bằng những cách khác nhau, không ai giống ai cả.

Theo Doanh nhân Sài gòn