Nhân lực điện hạt nhân: Còi cọc, ốm o, đụng đâu cũng thấy...đau!
“Phải thừa nhận một thực tế nếu nói về nhân lực cho điện hạt nhân ở Việt Nam giống như một cơ thể ốm yếu, chạm vào đâu cũng thấy đau,mệt mỏi”.
Có quá nhiều khâu kể cả phụ trợ trong nhà máy điện hạt nhân cũng rất cần nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản
TS Trần Kim Tuấn, Viện trưởng Viện Kỹ thuật Hạt nhân và Vật lý Môi trường, trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã bày tỏ quan điểm của người trong cuộc – nơi đang thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân lực trước nhiều ý kiến phản ánh về việc đào tạo nhân lực cho điện hạt nhân thời gian qua chưa hiệu quả.
Nhìn thẳng vào sự thật
Theo TS Tuấn, ngay từ khi bắt đầu khởi động dự án điện hạt nhân, các cơ quan có trách nhiệm cũng thấy được vai trò của việc đào tạo nhân lực quan trọng như thế nào. Viện thành lập cũng là để đón nhận và hoàn thành nhiệm vụ này. Sau đó nhiều chương trình đào tạo trong nước và nước ngoài tại các bộ, ngành cũng đã được xây dựng và triển khai.
“Tuy nhiên trước đây đã khi đưa ra chương trình đào tạo nhân lực năng lượng nguyên tử nhưng nhận thức nhiều cấp lãnh đạo chưa rõ lắm về tình hình nhu cầu nhân lực đó. Việc nghiên cứu theo dõi tìm hiểu chưa đầy đủ nên có thể chương trình chưa sát. Chính vì thế ở đâu đó có những điểm chưa chuẩn mà các chuyên gia cho rằng thiếu hợp lý cũng là dễ hiểu”, TS Tuấn thừa nhận.
Tuy nhiên đào tạo nhân lực hiện nay có rất nhiều nhánh. Phía Bộ Giáo dục và Đào tạo lo bồi dưỡng cho các giảng viên để về đào tạo sinh viên ngành năng lượng nguyên tử, Bộ KH&CN lo chuẩn bị đội ngũ chuyên gia; Tập đoàn Điện lực Việt Nam chịu trách nhiệm nhân lực để vận hành nhà máy điện hạt nhân khi dự án được triển khai…
Như vậy, nhiệm vụ của các trường là phải đào tạo nhân lực để có thể cung cấp cho các cơ quan cần sử dụng chuyên ngành vật lý và kỹ thuật hạt nhân.
“Phải thừa nhận rằng trước đây ngành hạt nhân là ngành bị bó hẹp rất nhiều, cơ hội tìm công ăn việc làm không nhiều. Trước đây khi chưa có dự án nhà máy điện hạt nhân, nên chủ yếu ứng dụng hạt nhân là chính, số công việc làm không nhiều nên số sinh viên hào hứng với ngành rất ít. Vì thế chất lượng sinh viên không cao”, TS Tuấn nói.
Đó cũng chính là hệ quả của một thời gian dài thiếu vắng sinh viên đăng ký học ngành này. Cũng vì thế khá nhiều năm điểm đầu vào của nhóm ngành này được xếp vào diện “vớt” với số điểm chỉ khoảng 17-18 điểm. Mãi đến năm 2012 điểm đầu vào được nâng lên là 21 điểm và 2013 là 23.
Còn về giảng viên, đang có nhiều ý kiến cho rằng: “Thầy không giỏi, sao có trò giỏi?”. TS Tuấn cho biết: “Một thời gian khá dài ngành hạt nhân không phát triển nên giảng viên ít có điều kiện đào tạo bồi dưỡng. Những người tồn tại bám ngành tự tìm cách đi học, nghiên cứu”.
Lý giải về ý kiến cho rằng những khóa tập huấn Bộ GD&ĐT tổ chức cho giảng viên đi nước ngoài trong thời gian ngắn không hiệu quả, TS Tuấn cho rằng: cần nhìn lại lịch sử. Đối với bộ giáo dục cần phải có đội ngũ giảng viên đào tạo những vấn đề có liên quan về nhà máy điện hạt nhân (gồm nhiều vấn đề vật lý, kỹ thuật hạt nhân, hóa học, vật liệu, điện tử, điều khiển tự động, cơ khí…).
Trước đây các giảng viên này ở các trường đa phần đều không biết gì về điện hạt nhân. Ví dụ như môn thủy nhiệt rất quan trọng đối với nhà máy điện hạt nhân nhưng không mấy giảng viên biết trong nhà máy điện hạt nhân nó được ứng dụng thế nào.
“Nói chung giảng viên có chuyên môn nhưng không biết vai trò của nó với nhà máy điện hạt nhân nó có ra sao. Nên phải để cho họ biết môn họ đang giảng dạy sẽ có liên quan đến nhà máy điện hạt nhân như thế nào. Tức là khóa đào tạo này phục vụ cho những người giảng dạy môn có liên quan đến nhà máy điện hạt nhân chứ không phải đào tạo để cho một chuyên gia đã biết rõ về điện hạt nhân”, TS Tuấn nhấn mạnh.
Chính vì thế ông Tuấn cho rằng sẽ khó để đưa ra nhận định chủ quan khi không có cái nhìn bao quát và hiểu vấn đề đang triển khai.
Nhân lực còi cọc ốm yếu
Mặc dù vậy, TS Tuấn cũng thẳng thắn nhìn nhận vấn đề nhân lực chuẩn bị cho nhà máy điện hạt nhân thực sự chưa thể yên tâm.
Theo ông Tuấn, hiện mỗi nhánh đào thực hiện nhiệm vụ của mình mà không có sự phối hợp nên đâu đó sẽ xuất hiện sự trùng lặp, chồng chéo, việc sử dụng nguồn lực sẽ kém hiệu quả.
Ngay cả khi nhà nước đã có chính sách cho dự án điện hạt nhân nhưng hiện tiêu chuẩn, hỗ trợ cho sinh viên đang học hay sau khi ra trường hoàn toàn chưa có. “Sinh viên đã bắt đầu quan tâm đến ngành hơn vì thấy khả năng công ăn việc làm nhiều hơn. Hơn nữa đây là ngành khó có nhiều thách thức, mà tuổi trẻ luôn có khát vọng chinh phục nên ngày càng nhiều sinh viên quan tâm. Số lượng sinh viên tăng dần và chất lượng cũng tăng lên”, TS Tuấn chia sẻ.
Song ông Tuấn cũng khẳng định, sở dĩ các chuyên gia đang nói về cái yếu, thiếu nhân lực là có cơ sở, bởi một sinh viên ra trường chưa thể ngay lập tức làm việc trong môi trường này. Chắc chắn các sinh viên đó phải được đào tạo tiếp, tùy từng yêu cầu nhiệm vụ cụ thể thì mới mong có thể đáp ứng được công việc.
“Kiến thức ở trường đại học chỉ mang tính chất nền, bao quát tổng thể chứ không thể quá chuyên sâu. Trừ khi nếu đơn vị nào đó đặt hàng cần bao nhiêu nhân lực phục vụ lĩnh vực gì thì chắc chắn chúng tôi sẽ đào tạo đáp ứng nhu cầu đó”, TS Tuấn khẳng định.
Ông Tuấn cũng thừa nhận: Nếu ngay từ năm 2010 khi bắt đầu có chủ trương làm nhà máy điện hạt nhân, nhà nước tập trung lựa chọn ngay các cán bộ, sinh viên giỏi đi đào tạo ở nước ngoài hằng năm thì bây giờ đã có thể yên tâm hơn về nhân lực hạt nhân và việc lùi thời hạn xây dựng nhà máy điện hạt nhân sẽ tạo cơ hội tốt để chuẩn bị tốt loại nhân lực này, sẽ có một nhóm tiến sĩ sẵn sàng đáp ứng các công việc cần thiết. “Tiếc là việc đó không được thực hiện và đến giờ đã lỡ mất mấy năm. Thời gian không chờ ai nếu không tận dụng cơ hội sẽ vuột mất”, TS Tuấn nuối tiếc.
Nhìn ở góc độ đào tạo, TS Tuấn nhận định, hiện việc chuẩn bị nhân lực cho nhà máy điện hạt nhân đang thiếu sự phối hợp đồng bộ.
“Mỗi bộ lại lo theo mảng riêng của mình nên ai cũng thấy mình quan trọng nhưng việc triển khai lại chưa được tập trung. Do đó mới có chuyện nhân lực cho nhà máy điện hạt nhân còn chưa thể yên tâm khi nhà máy sắp khởi công, xây dựng và vận hành. Còn việc thẩm định, chắc phải thuê chuyên gia nước ngoài. Việc chuẩn bị nhân lực cho công việc đó hiện đã muộn rồi”, ông Tuấn khẳng định.
Cũng có ý kiến từng đưa ra một hình ảnh ví von: “Phải thừa nhận một thực tế nếu nói về nhân lực cho điện hạt nhân ở Việt Nam giống như một cơ thể ốm yếu, chạm vào đâu cũng thấy đau, mệt mỏi".
Theo đó, TS Tuấn cho rằng: Nếu thực sự nhà nước quyết làm điện hạt nhân thì cần có một Tổng công trình sư chỉ đạo quyết liệt. Nếu không sẽ khó mà tạo được sức mạnh khi mỗi nơi một nhánh như hiện nay”.
TS Trần Kim Tuấn, Viện trưởng Viện Kỹ thuật Hạt nhân và Vật lý Môi trường, trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã bày tỏ quan điểm của người trong cuộc – nơi đang thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân lực trước nhiều ý kiến phản ánh về việc đào tạo nhân lực cho điện hạt nhân thời gian qua chưa hiệu quả.
Nhìn thẳng vào sự thật
Theo TS Tuấn, ngay từ khi bắt đầu khởi động dự án điện hạt nhân, các cơ quan có trách nhiệm cũng thấy được vai trò của việc đào tạo nhân lực quan trọng như thế nào. Viện thành lập cũng là để đón nhận và hoàn thành nhiệm vụ này. Sau đó nhiều chương trình đào tạo trong nước và nước ngoài tại các bộ, ngành cũng đã được xây dựng và triển khai.
“Tuy nhiên trước đây đã khi đưa ra chương trình đào tạo nhân lực năng lượng nguyên tử nhưng nhận thức nhiều cấp lãnh đạo chưa rõ lắm về tình hình nhu cầu nhân lực đó. Việc nghiên cứu theo dõi tìm hiểu chưa đầy đủ nên có thể chương trình chưa sát. Chính vì thế ở đâu đó có những điểm chưa chuẩn mà các chuyên gia cho rằng thiếu hợp lý cũng là dễ hiểu”, TS Tuấn thừa nhận.
Tuy nhiên đào tạo nhân lực hiện nay có rất nhiều nhánh. Phía Bộ Giáo dục và Đào tạo lo bồi dưỡng cho các giảng viên để về đào tạo sinh viên ngành năng lượng nguyên tử, Bộ KH&CN lo chuẩn bị đội ngũ chuyên gia; Tập đoàn Điện lực Việt Nam chịu trách nhiệm nhân lực để vận hành nhà máy điện hạt nhân khi dự án được triển khai…
Như vậy, nhiệm vụ của các trường là phải đào tạo nhân lực để có thể cung cấp cho các cơ quan cần sử dụng chuyên ngành vật lý và kỹ thuật hạt nhân.
“Phải thừa nhận rằng trước đây ngành hạt nhân là ngành bị bó hẹp rất nhiều, cơ hội tìm công ăn việc làm không nhiều. Trước đây khi chưa có dự án nhà máy điện hạt nhân, nên chủ yếu ứng dụng hạt nhân là chính, số công việc làm không nhiều nên số sinh viên hào hứng với ngành rất ít. Vì thế chất lượng sinh viên không cao”, TS Tuấn nói.
Đó cũng chính là hệ quả của một thời gian dài thiếu vắng sinh viên đăng ký học ngành này. Cũng vì thế khá nhiều năm điểm đầu vào của nhóm ngành này được xếp vào diện “vớt” với số điểm chỉ khoảng 17-18 điểm. Mãi đến năm 2012 điểm đầu vào được nâng lên là 21 điểm và 2013 là 23.
Còn về giảng viên, đang có nhiều ý kiến cho rằng: “Thầy không giỏi, sao có trò giỏi?”. TS Tuấn cho biết: “Một thời gian khá dài ngành hạt nhân không phát triển nên giảng viên ít có điều kiện đào tạo bồi dưỡng. Những người tồn tại bám ngành tự tìm cách đi học, nghiên cứu”.
Lý giải về ý kiến cho rằng những khóa tập huấn Bộ GD&ĐT tổ chức cho giảng viên đi nước ngoài trong thời gian ngắn không hiệu quả, TS Tuấn cho rằng: cần nhìn lại lịch sử. Đối với bộ giáo dục cần phải có đội ngũ giảng viên đào tạo những vấn đề có liên quan về nhà máy điện hạt nhân (gồm nhiều vấn đề vật lý, kỹ thuật hạt nhân, hóa học, vật liệu, điện tử, điều khiển tự động, cơ khí…).
Trước đây các giảng viên này ở các trường đa phần đều không biết gì về điện hạt nhân. Ví dụ như môn thủy nhiệt rất quan trọng đối với nhà máy điện hạt nhân nhưng không mấy giảng viên biết trong nhà máy điện hạt nhân nó được ứng dụng thế nào.
“Nói chung giảng viên có chuyên môn nhưng không biết vai trò của nó với nhà máy điện hạt nhân nó có ra sao. Nên phải để cho họ biết môn họ đang giảng dạy sẽ có liên quan đến nhà máy điện hạt nhân như thế nào. Tức là khóa đào tạo này phục vụ cho những người giảng dạy môn có liên quan đến nhà máy điện hạt nhân chứ không phải đào tạo để cho một chuyên gia đã biết rõ về điện hạt nhân”, TS Tuấn nhấn mạnh.
Chính vì thế ông Tuấn cho rằng sẽ khó để đưa ra nhận định chủ quan khi không có cái nhìn bao quát và hiểu vấn đề đang triển khai.
Nhân lực còi cọc ốm yếu
Mặc dù vậy, TS Tuấn cũng thẳng thắn nhìn nhận vấn đề nhân lực chuẩn bị cho nhà máy điện hạt nhân thực sự chưa thể yên tâm.
Theo ông Tuấn, hiện mỗi nhánh đào thực hiện nhiệm vụ của mình mà không có sự phối hợp nên đâu đó sẽ xuất hiện sự trùng lặp, chồng chéo, việc sử dụng nguồn lực sẽ kém hiệu quả.
Ngay cả khi nhà nước đã có chính sách cho dự án điện hạt nhân nhưng hiện tiêu chuẩn, hỗ trợ cho sinh viên đang học hay sau khi ra trường hoàn toàn chưa có. “Sinh viên đã bắt đầu quan tâm đến ngành hơn vì thấy khả năng công ăn việc làm nhiều hơn. Hơn nữa đây là ngành khó có nhiều thách thức, mà tuổi trẻ luôn có khát vọng chinh phục nên ngày càng nhiều sinh viên quan tâm. Số lượng sinh viên tăng dần và chất lượng cũng tăng lên”, TS Tuấn chia sẻ.
Song ông Tuấn cũng khẳng định, sở dĩ các chuyên gia đang nói về cái yếu, thiếu nhân lực là có cơ sở, bởi một sinh viên ra trường chưa thể ngay lập tức làm việc trong môi trường này. Chắc chắn các sinh viên đó phải được đào tạo tiếp, tùy từng yêu cầu nhiệm vụ cụ thể thì mới mong có thể đáp ứng được công việc.
“Kiến thức ở trường đại học chỉ mang tính chất nền, bao quát tổng thể chứ không thể quá chuyên sâu. Trừ khi nếu đơn vị nào đó đặt hàng cần bao nhiêu nhân lực phục vụ lĩnh vực gì thì chắc chắn chúng tôi sẽ đào tạo đáp ứng nhu cầu đó”, TS Tuấn khẳng định.
Ông Tuấn cũng thừa nhận: Nếu ngay từ năm 2010 khi bắt đầu có chủ trương làm nhà máy điện hạt nhân, nhà nước tập trung lựa chọn ngay các cán bộ, sinh viên giỏi đi đào tạo ở nước ngoài hằng năm thì bây giờ đã có thể yên tâm hơn về nhân lực hạt nhân và việc lùi thời hạn xây dựng nhà máy điện hạt nhân sẽ tạo cơ hội tốt để chuẩn bị tốt loại nhân lực này, sẽ có một nhóm tiến sĩ sẵn sàng đáp ứng các công việc cần thiết. “Tiếc là việc đó không được thực hiện và đến giờ đã lỡ mất mấy năm. Thời gian không chờ ai nếu không tận dụng cơ hội sẽ vuột mất”, TS Tuấn nuối tiếc.
Nhìn ở góc độ đào tạo, TS Tuấn nhận định, hiện việc chuẩn bị nhân lực cho nhà máy điện hạt nhân đang thiếu sự phối hợp đồng bộ.
“Mỗi bộ lại lo theo mảng riêng của mình nên ai cũng thấy mình quan trọng nhưng việc triển khai lại chưa được tập trung. Do đó mới có chuyện nhân lực cho nhà máy điện hạt nhân còn chưa thể yên tâm khi nhà máy sắp khởi công, xây dựng và vận hành. Còn việc thẩm định, chắc phải thuê chuyên gia nước ngoài. Việc chuẩn bị nhân lực cho công việc đó hiện đã muộn rồi”, ông Tuấn khẳng định.
Cũng có ý kiến từng đưa ra một hình ảnh ví von: “Phải thừa nhận một thực tế nếu nói về nhân lực cho điện hạt nhân ở Việt Nam giống như một cơ thể ốm yếu, chạm vào đâu cũng thấy đau, mệt mỏi".
Theo đó, TS Tuấn cho rằng: Nếu thực sự nhà nước quyết làm điện hạt nhân thì cần có một Tổng công trình sư chỉ đạo quyết liệt. Nếu không sẽ khó mà tạo được sức mạnh khi mỗi nơi một nhánh như hiện nay”.
Theo Bích Ngọc/Báo Đất Việt