1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Nghỉ hưu theo tuổi khai trong lý lịch đảng viên?

Theo phản ánh của ông Phan Thanh Giản, toàn bộ lý lịch cán bộ, các văn bằng chứng chỉ, chứng minh nhân dân, tờ khai BHXH, phiếu khai Đảng viên, thẻ Đảng viên của ông ghi ngày sinh là 17/1/1958, do vậy đến ngày 1/2/2018 ông đủ tuổi nghỉ hưu, tuy nhiên, hồ sơ gốc Lý lịch đảng viên của ông lại khai ngày sinh 17/1/1959.

Nghỉ hưu theo ngày sinh trên sổ BHXH hay lý... Không còn Giấy khai sinh, có thể căn cứ vào...

Ông Giản hỏi, ông có được điều chỉnh năm sinh theo hồ sơ gốc lý lịch đảng viên để nghỉ hưu không?

Về vấn đề này, BHXH Việt Nam trả lời như sau:

Theo quy định tại Điểm 1 Công văn số 1901-CV/BTCTW ngày 05/12/2016 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn thực hiện Kết luận số 13 của Ban Bí thư về việc xác định tuổi của đảng viên: “Đối với trường hợp tuổi ghi trong hồ sơ lý lịch cán bộ hoặc các giấy tờ liên quan khác kèm theo hồ sơ cán bộ không trùng khớp với hồ sơ lý lịch đảng viên gốc, khi tiến hành quy trình công tác cán bộ như: Quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, bố trí, sử dụng và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên thì các cấp ủy, tổ chức đảng phải lấy tuổi khai trong hồ sơ lý lịch đảng viên (hồ sơ gốc) khi được kết nạp vào Đảng làm căn cứ để thực hiện nhất quán, nghiêm túc, khách quan…”.

Trường hợp của ông Giản, có hồ sơ lý lịch cán bộ, các văn bằng chứng chỉ, chứng minh nhân dân, tờ khai BHXH, phiếu khai Đảng viên, thẻ Đảng viên … đều thống nhất khai ngày sinh là 17/1/1958 (không trùng khớp với hồ sơ lý lịch đảng viên gốc khai ngày sinh là 17/1/1959).

Vì vậy, đề nghị ông liên hệ với đơn vị sử dụng lao động và báo cáo cấp ủy, tổ chức đảng để kiểm tra, đối chiếu các loại hồ sơ, giấy tờ không trùng khớp với hồ sơ lý lịch đảng viên gốc, sau khi đã thực hiện nhất quán thì làm thủ tục gửi cơ quan BHXH (nếu phải điều chỉnh sổ BHXH).

Theo Chinhphu.vn