1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Nghề làm giấy cổ truyền 300 năm của người H’Mông

Đồng bào dân tộc H’Mông ở Pà Cò và Hang Kia (huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình) vốn sinh sống trên vùng núi có độ cao trung bình khoảng 1.200m - 1.500m so với mực nước biển.

Từ bao đời nay, họ đã biết dùng cây giang để làm giấy với kỹ thuật có từ 300 năm rất độc đáo. Giấy giang làm ra không dùng để viết, mà chủ yếu dùng phục vụ cho mục đích tín ngưỡng.

Đồng bào dân tộc H’Mông ở Pà Cò và Hang Kia (huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình) vốn sinh sống trên vùng núi có độ cao trung bình khoảng 1.200m - 1.500m so với mực nước biển.

Nghề làm giấy cổ truyền 300 năm của người H’Mông - 1

Với kỹ thuật "đổ giấy" độc đáo, người H’Mông có thể làm khổ giấy lớn tuỳ theo mình mong muốn, không bị hạn chế. Khổ giấy phổ biến ở đây là 1,2 x1,8m.

Từ bao đời nay, họ đã biết dùng cây giang để làm giấy với kỹ thuật có từ 300 năm rất độc đáo. Giấy giang làm ra không dùng để viết, mà chủ yếu dùng phục vụ cho mục đích tín ngưỡng.

Nguyên liệu bà con vẫn phải lấy hoàn toàn từ rừng. Thân của cây giang được chẻ nhỏ, bỏ vào nồi nấu cùng với tro bếp và vôi bột khoảng một đêm, sau đó sẽ được cho vào tải ủ tưới nước thường xuyên. Ủ càng lâu giang càng mềm, khoảng một tuần trở lên mới mang ra đập nát rồi lọc lấy nước, vớt các thứ xơ bỏ ra ngoài.

Và khâu cuối là tráng ra tờ giấy trên khung màn đóng sẵn. Khi giấy khô thì gỡ mép giấy trước, sau đó lột cả tờ giấy lên. Giấy làm bằng giang có độ mịn cao, màu hơi vàng tươi đẹp mắt.

Nghề làm giấy cổ truyền 300 năm của người H’Mông - 2

Giấy của người H’Mông làm ra được dùng trong các ngày lễ tết, thờ cúng... Vào ngày dịp lễ tết, những mảnh giấy được cắt nhỏ ra dán vào các góc nhà, cột nhà, những vật dụng trong sinh hoạt, có ý nghĩa như niêm phong, kết thúc năm cũ và chào đón năm mới.

Nghề truyền thống làm giấy giang không những góp phần phục vụ đời sống tinh thần của bà con tại chỗ mà nay đã được trao đổi buôn bán ra bên ngoài nên một số gia đình đã có của ăn của để.

Nghề làm giấy thủ công là nét văn hoá độc đáo của người H’Mông ở Pà Cò và Hang Kia, tuy nhiên đang đứng trước nguy cơ mai một.

Những người biết làm giấy không nhiều, để gìn giữ nghề làm giấy, những người lớn tuổi luôn nhắc nhở và dạy bảo con cháu mình cần phải học cách làm giấy từ thế hệ trước để lại, để bảo tồn, gìn giữ nghề truyền thống.

Bên cạnh đó, để có thể bảo tồn nét văn hoá quý báu của chính mình cũng cần nhiều sự hỗ trợ từ nhiều nguồn lực khác.

Nghề làm giấy cổ truyền 300 năm của người H’Mông - 3

Bột giấy được hoà vào nước sạch, đảo đi, đảo lại cho đến khi bột tan hết. Thân giang chỉ còn lại những sợi nhỏ li ti, lúc đó có thể bắt đầu làm giấy.

Nghề làm giấy cổ truyền 300 năm của người H’Mông - 4

Giấy được bán ở chợ phiên Pà Cò vào các sáng chủ nhật. Giá khoảng từ 15.000-25.0000 đồng /tờ cỡ 1,2 x 1,8m.

Nghề làm giấy cổ truyền 300 năm của người H’Mông - 5

Thanh giang được bỏ vào nồi nấu cùng với tro bếp và vôi bột khoảng một đêm, sau đó sẽ được cho vào tải ủ tưới nước thường xuyên. Ủ càng lâu, giang càng mềm, khoảng một tuần trở lên.

Nghề làm giấy cổ truyền 300 năm của người H’Mông - 6

Người H’Mông thường làm giấy bằng cây giang. Khi cây cao chừng 3m người ta chặt về những đoạn giang non.

Theo Lê Bích - Báo Lao động