Mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc
Bà Phạm Thị Hải (Đồng Nai) hỏi: Tại Khoản 3 Điều 94 Luật BHXH quy định mức đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương tối thiểu chung, nhưng Điều 58 Luật Việc làm lại ghi mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải thích sự khác nhau này?
Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời bà Phạm Thị Hải như sau:
Theo quy định tại Điều 58 Luật Việc làm thì người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Theo quy định tại Điều 61 Luật Việc làm thì Luật Việc làm có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2015; các quy định về bảo hiểm thất nghiệp của Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật Việc làm có hiệu lực.
Như vậy, việc đóng bảo hiểm thất nghiệp phải được thực hiện theo quy định nêu trên của Luật Việc làm kể từ ngày 1/1/2015.
Theo quy định tại Điều 58 Luật Việc làm thì người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Theo quy định tại Điều 61 Luật Việc làm thì Luật Việc làm có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2015; các quy định về bảo hiểm thất nghiệp của Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật Việc làm có hiệu lực.
Như vậy, việc đóng bảo hiểm thất nghiệp phải được thực hiện theo quy định nêu trên của Luật Việc làm kể từ ngày 1/1/2015.
Theo Chinhphu.vn