Công ty có quyền giữ lương của người lao động?
Tôi làm việc tại Cty TNHH T.L từ tháng 3.2014, vị trí nhân viên kinh doanh, mức lương cơ bản 4 triệu đồng/tháng khi đạt doanh số và vượt thì được hưởng thêm 5%.
Nhưng tháng 6.2014 Cty ra thông báo không được nhận lương cơ bản mà chỉ hưởng 5% doanh số đạt được mỗi tháng. Đến tháng 8, khi thanh toán lương tháng 6,7, Cty lại ra thông báo sẽ giữ lại 40% lương tháng 6,7.8 và sẽ thanh toán vào cuối năm. Tháng 11, tôi làm đơn thôi việc nhưng Cty không thanh toán lương tháng 10. 11 và 40% lương đã giữ lại (tổng số tiền là 28 triệu đồng) với lý do tôi chưa thanh toán hết công nợ.
Tháng 12, các khách hàng trả tôi 9,7 triệu đồng và 4,8 triệu đồng tiền nợ của tháng 8.2014. Đến ngày 30.12, do Cty yêu cầu tôi đã bàn giao lại 9,7 triệu đồng.
Xin hỏi:
1. Chính sách lương và việc thanh toán lương cho nhân viên của Cty tôi như vậy có hợp lý không?
2. Tôi có quyền yêu cầu Cty thanh toán 40% lương đã giữ lại của tháng 6,7,8 và toàn bộ lương tháng 10 không? Vì những tháng đó tôi đã hoàn tất trách nhiệm thu hồi công nợ của khách hàng.
3. Nếu Cty không thanh toán các khoản lương đó thì tôi phải giải quyết như thế nào vì Cty không ký hợp đồng với người lao động.
mailto:kitty.truong.....6@gmail.com
Báo Lao Động trả lời:
1.Về nghĩa vụ giao kết HĐLĐ
Khoản 1 Điều 18 Bộ luật LĐ 2012 quy định: Trước khi nhận NLĐ vào làm việc, NSDLĐ và NLĐ phải trực tiếp giao kết hợp HĐLĐ
Như vậy, việc Cty bạn sử dụng LĐ mà không giao kết HĐLĐ là trái quy định của pháp luật.
2.Về việc trả lương
Căn cứ Khoản 1 Điều 90, Khoản 1 Điều 94 và Điều 96 Bộ luật LĐ 2012: Mức lương mà NSDLĐ phải trả cho NLĐ là mức lương theo HĐLĐ. Trong trường hợp thay đổi mức lương là trường hợp thay đổi nội dung HĐLĐ đã ký, do vậy, hai bên phải có sự thỏa thuận và thống nhất bằng phụ lục HĐ (Điều 35 Bộ luật LĐ 2012). NSDLĐ phải trả lương cho NLĐ đầy đủ, đúng hạn. Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và NSDLĐ phải trả thêm cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước VN công bố tại thời điểm trả lương.
Mặt khác, Khoản 2 Điều 20 Bộ luật LĐ 2012 quy định việc yêu cầu NLĐ phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện HĐLĐ là hành vi bị cấm. Do vậy, việc Cty giữ lại 40% lương là trái quy định của pháp luật.
3.Về việc NLĐ giữ lại tiền thu hồi nợ của Cty
Căn cứ Khoản 2 Điều 5 Bộ luật LĐ 2012, NLĐ có các nghĩa vụ thực hiện HĐLĐ, thoả ước LĐ tập thể và chấp hành kỷ luật LĐ, nội quy LĐ, tuân theo sự điều hành hợp pháp của NSDLĐ.
Theo đó, việc NLĐ không bàn giao công nợ đã thu hồi cho công ty là không thực hiện đúng quy định của HĐLĐ, nội quy LĐ và kỷ luật LĐ (nếu các văn bản nội bộ của Cty có quy định) và không tuân theo sự điều hành hợp pháp của NSDLĐ. Hành vi này làm tổn hại đến lợi ích của Cty.
Như vậy, trong trường hợp này, phía NSDLĐ và NLĐ đều có những nội dung chưa thực hiện đúng theo quy định của pháp luật LĐ. Bạn nên làm đơn kiến nghị để NSDLĐ giải quyết quyền lợi và tiến hành thỏa thuận với NSDLĐ.
Tháng 12, các khách hàng trả tôi 9,7 triệu đồng và 4,8 triệu đồng tiền nợ của tháng 8.2014. Đến ngày 30.12, do Cty yêu cầu tôi đã bàn giao lại 9,7 triệu đồng.
Xin hỏi:
1. Chính sách lương và việc thanh toán lương cho nhân viên của Cty tôi như vậy có hợp lý không?
2. Tôi có quyền yêu cầu Cty thanh toán 40% lương đã giữ lại của tháng 6,7,8 và toàn bộ lương tháng 10 không? Vì những tháng đó tôi đã hoàn tất trách nhiệm thu hồi công nợ của khách hàng.
3. Nếu Cty không thanh toán các khoản lương đó thì tôi phải giải quyết như thế nào vì Cty không ký hợp đồng với người lao động.
mailto:kitty.truong.....6@gmail.com
Báo Lao Động trả lời:
1.Về nghĩa vụ giao kết HĐLĐ
Khoản 1 Điều 18 Bộ luật LĐ 2012 quy định: Trước khi nhận NLĐ vào làm việc, NSDLĐ và NLĐ phải trực tiếp giao kết hợp HĐLĐ
Như vậy, việc Cty bạn sử dụng LĐ mà không giao kết HĐLĐ là trái quy định của pháp luật.
2.Về việc trả lương
Căn cứ Khoản 1 Điều 90, Khoản 1 Điều 94 và Điều 96 Bộ luật LĐ 2012: Mức lương mà NSDLĐ phải trả cho NLĐ là mức lương theo HĐLĐ. Trong trường hợp thay đổi mức lương là trường hợp thay đổi nội dung HĐLĐ đã ký, do vậy, hai bên phải có sự thỏa thuận và thống nhất bằng phụ lục HĐ (Điều 35 Bộ luật LĐ 2012). NSDLĐ phải trả lương cho NLĐ đầy đủ, đúng hạn. Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và NSDLĐ phải trả thêm cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước VN công bố tại thời điểm trả lương.
Mặt khác, Khoản 2 Điều 20 Bộ luật LĐ 2012 quy định việc yêu cầu NLĐ phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện HĐLĐ là hành vi bị cấm. Do vậy, việc Cty giữ lại 40% lương là trái quy định của pháp luật.
3.Về việc NLĐ giữ lại tiền thu hồi nợ của Cty
Căn cứ Khoản 2 Điều 5 Bộ luật LĐ 2012, NLĐ có các nghĩa vụ thực hiện HĐLĐ, thoả ước LĐ tập thể và chấp hành kỷ luật LĐ, nội quy LĐ, tuân theo sự điều hành hợp pháp của NSDLĐ.
Theo đó, việc NLĐ không bàn giao công nợ đã thu hồi cho công ty là không thực hiện đúng quy định của HĐLĐ, nội quy LĐ và kỷ luật LĐ (nếu các văn bản nội bộ của Cty có quy định) và không tuân theo sự điều hành hợp pháp của NSDLĐ. Hành vi này làm tổn hại đến lợi ích của Cty.
Như vậy, trong trường hợp này, phía NSDLĐ và NLĐ đều có những nội dung chưa thực hiện đúng theo quy định của pháp luật LĐ. Bạn nên làm đơn kiến nghị để NSDLĐ giải quyết quyền lợi và tiến hành thỏa thuận với NSDLĐ.
Theo Báo Lao động