1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Lương tối thiểu vùng 2015: Chốt đề xuất tăng tối đa 15,1%

(Dân trí) - Sau nhiều phiên họp không có kết quả, cuộc họp sáng nay (6.8) tại Hà Nội, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã bỏ phiếu chọn ra phương án cuối cùng về đề xuất mức lương tối thiểu vùng năm 2015. Đây là phương án có tính trung hòa giữa đề xuất các bên.

Hội đồng tiền lương Quốc gia:  Chốt đề xuất mức lương tối thiểu vùng 2015 tăng tối đa 15,1%
 Phiên họp Hội đồng tiền lương Quốc gia sáng 6.8

Với 64,3 % số phiếu, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã nhất trí cho với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2015 từ 300.000-400.000 đồng, mức tăng dao động trong khoảng 15% so với năm 2014.

Cụ thể, đề xɵất lương tối thiểu vùng 1 năm 2015 là 3.100.000 đồng/người/tháng (tăng 400.000 đồng so với lương tối thiếu năm 2014), vùng 2 là 2.700.000 đồng (tăng 350.000 đồng), vùng 3 là 2.400.000 đồng (tăng 320.000 đồng), vùng 4 là 2.200.000 đồng (tăng 300.000 đồnɧ).

Theo ông Phạm Minh Huân - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia, điểm thành công là các bên ít nhiều đã có sự đồng thuận về mức lương tối thiểu năm 2015.

Đánh giá về mức đề xɵất lương tối thiểu vùng 2015, ông Phạm Minh Huân thừa nhận chỉ đáp ứng được 75 % mức sống tối thiểu.

Giải thích thêm về lộ trình tăng lương tối thiểu tới năm 2017 sẽ phải đáp ứng mức sống tối thiểu, ông Phạm Minh Huân cho rằngȠmức tăng trong các năm 2016, 2017 sẽ phải cao hơn để giải quyết nốt con số 25% còn thiếu của mức lương tối thiểu hiện nay.

Đánh giá về đề xuất lương tối thiểu vùng mới được Hội đồng thông qua, ông Mai Đức Chính - Phó Chủ tịchȠHôi đồng tiền lương Quốc gia, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN - cho rằng mức lương này chưa thỏa mãn với đề xuất của Tổng LĐLĐ VN.

 Đại diện VCCI, Bộ LĐTBXH và Tồng LĐLĐ VN (từ trái qua phải)
 Đại diện VCCI, Bộ LĐTBXH và Tổng LĐLĐ VN (từ trái qua phải)

“Ban đầu Tổng LĐLĐ VN đưa ra mứɣ 3.400.000 đồng/người/tháng cho vùng 1, nhưng sau đó đã căn cứ vào nhiều yếu tố giảm xuống mức 3.200.000 đồng/người/tháng. Tuy nhiên, mức cuối cùng Hội đồng thông qua là 3.100.000 đồng/người/tháng cho vùng 1” - ông Chính nói.

ɔheo ông Chính, mức lương này cũng chỉ là đề xuất để Chính phủ ra quyết định cuối cùng trong điều chỉnh lương tối thiểu vùng. “Chính phủ sẽ còn phải thông qua nhiều kênh thông tin khác để cân đối và quyết định”.

Trong khi đó, ˴ng Hoàng Văn Dũng - Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia, Phó Chủ tịch thường trực Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) – cho rằng đây là sự nhượng bộ lớn của phía đại diện người sử dụng lao động.

Ông Dũng nói: “QuanȠđiểm ban đầu của VCCI là đề xuất mức 11%, tới cuộc họp hôm nay chúng tôi chấp nhận lên mức 14 %. Nhưng cuối cùng, chúng tôi đã nhượng bộ tới mức 15%”.

Bên cạnh việc bàn tới mức lương tối thiểu vùng nȃm 2015, thứ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Minh Huân cho rằng, trong năm 2015, Hội đồng tiền lương Quốc Gia sẽ phải đi sâu vào nghiên cứu mức lương tối thiểu theo nhiều căn cứ bổ sung như: Chỉ số giá tiêu dùng, đời sống lao động, sự chênh lệch mức lương giữa khɵ vực phi chính thức và chính thức, lương giữa doanh nghiệp quy mô lớn và doanh nghiệp quy mô nhỏ.

“Hội đồng tiền lương Quốc gia sẽ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập Hội đồng nghiên cứu năng suất lao động, nhằm đảm bảo đời sống lao động và đề xuất những giải pháp cạnh tranh của lao động Việt Nam” - ông Huân cho biết thêm.

Hoàng Mạnh

Quy định 4 vùng để căn cứ trả lương tối thiểu

 1. Vùng I, gồm các địa bàn:

- Các quận và các huyệnĠGia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội;

- Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo thuộc thành phố Hải Phòng;

- Các quận và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuᷙc thành phố Hồ Chí Minh;

- Thành phố Biên Hòa và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai;

- Thị xã Thủ DầuĠMột và các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương;

- Thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.


Ċ

2. Vùng II, gồm các địa bàn:

- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội;

- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng;

- Ŕhành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương;

- Thành phố Hưng Yên và các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên;

- Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và các huyện Bình Xuyên, Yên Lạc thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;

- Thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và các hŵyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh;

- Các thành phố Hạ Long, Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh;

- Thành phố Thái NguyêŮ thuộc tỉnh Thái Nguyên;

- Thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ;

- Thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai;

- Thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình;

- Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng;<įspan>

- Thành phố Nha Trang và thị xã Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa;

- Các thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng;

- Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận;

- Huyện Cần giờ thuộc thành phố Hồ Chí Minh;

- Thị xã Long Khánh và cácĠhuyện Định Quán, Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai;

- Các huyện Phú Giáo, Dầu Tiếng thuộc tỉnh Bình Dương;

- Huyện Chơn Thành thuộc tỉnh Bình Phước;<įspan>

- Thị xã Bà Rịa và huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

- Thành phố Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc thuộc tỉnŨ Long An;

- Thành phố Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang;

- Các quận thuộc thành phố Cần Thơ;

- Thành phố Rạch Giá thuộc tỉnh Kiên Giang;

- Thành phố Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang;

- Thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau.

 

ļb>3. Vùng III, gồm các địa bàn:

- Các thành phố trực thuộc tỉnh còn lại (trừ các thành phố trực thuộc tỉŮh nêu tại vùng I, II);

- Thị xã Chí Linh và các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành, Kinh Môn, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương;

- Thị xã Phú Thọ và các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba, Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ;

- Các huyện Gia Bình, Lương Tài thuộc tỉnh Bắc Ninh;

- Các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Tân Yên, Lạng Giang thuộc tỉnh Bắc Giang;

- Các huyện Hoành Bồ, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh;

- Các huyện Bảo Thắng, Sa Pa thuộc tỉnh Lào Caũ;

- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Hưng Yên;

- Thị xã Sông Công và các huyện Phổ Yên, Phú Bình, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ thuộc tỉnh Thái Nguyên;ļ/span>

- Huyện Mỹ Lộc thuộc tỉnh Nam Định;

- Các huyện Duy Tiên, Kim Bảng thuộc tỉnh Hà Nam;

- Th᷋ xã Tam Điệp và các huyện Gia Viễn, Yên Khánh, Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình;

- Thị xã Bỉm Sơn và huyện Tĩnh Gia thuộc tỉnh Thanh Hóa;

- Huyện Kỳ Łnh thuộc tỉnh Hà Tĩnh;

- Thị xã Hương Thủy và các huyện Hương Trà, Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế;

- Các huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Núi Thành thuộc tỉnh Quảng Nam;

- Các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi;

- Thị xã Sông Cầu thuộc tỉnh Phú Yên;

- Các huyện Cam Lâm, Diên Khánh, Ninh Hòa, Vạn Ninh thuộc tỉnh Khánh Hòa;

- Các huyện Ninh Hải, Thuận Bắc thuộc tỉnh Ninh Thuận;

- Huyện Đăk Hà thuộc tỉnh Kon Tum;

- Các huyện Đức Trọng, Di Linh thuộcĠtỉnh Lâm Đồng;

- Thị xã La Gi và các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam thuộc tỉnh Bình Thuận;

- Các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu thuộc tỉnh Tây NinŨ;

- Các thị xã Đồng Xoài, Phước Long, Bình Long và các huyện Đồng Phú, Hớn Quản thuộc tỉnh Bình Phước;

- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai;<įspan>

- Các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

- Các huyện Thủ Thừa, Đức Huệ, Châu Thành, Tân Trụ, Thạnh Hóa thuộc tỉnh Long An;

- Thị xã Gò Công và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Tiền Giang;

- Huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bến Tre;

- Các huyện Bình Minh, Long Hồ thuộc tỉnh Vĩnh Long;

- Các huyện thuộc thành phố Cần Thơ;ļ/span>

- Thị xã Hà Tiên và các huyện Kiên Lương, Phú Quốc, Kiên Hải, Giang Thành, Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang;

- Thị xã Tân Châu thuộc tỉnh An GiaŮg;

- Thị xã Ngã Bảy và các huyện Châu Thành, Châu Thành A thuộc tỉnh Hậu Giang;

- Các huyện Năm Căn, Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời thuộc tỉnhĠCà Mau.

4. Vùng IV, gồm các địa bàn còn lại.


<ȯspan>