Lộ trình lương tối thiểu tới năm 2017: Nếu khó khăn chỉ được phép chậm thêm 1 năm!

(Dân trí) - Theo lộ trình tới năm 2017, mức lương tối thiểu phải ngang bằng với mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Trong khi đó, theo ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, đề xuất mức lương tối thiểu vùng năm 2015 mới chỉ đạt 75 % mức sống tối thiểu. Vậy, việc thực hiện khoảng cách 25 % còn lại sẽ ra sao trong những năm tới?

 Lao động là tài sản quý giá của doanh nghiệp.
 Lao động là tài sản quý giá của doanh nghiệp.

Thưa Thứ trưởng, lương tối thiểu vùng năm 2014 được nhiều chuyên gia đánh giá đáp ứng ķ0-75 % mức sống tối thiểu. Nhận định của Thứ trưởng về mức lương đề xuất tối thiểu vùng năm 2015 cũng chỉ dừng ở mức đáp ứng 75 %. Vậy, có thể coi đây là “nốt trầm” trong điều kiện kinh tế hiện nay?

- Khi tính toán lộ trǬnh ngang bằng giữa lương tối thiếu và mức sống tối thiểu, chúng ta đã tính toán trong điều kiện rất chuẩn, cụ thể: Tốc độ tăng trưởng là 7-8 %, chỉ số giá tiêu dùng khoảng 6%, các doanh nghiệp tiếp tục có nhiều đơn hàng và người lao động có việc làm ổnĠđịnh…

Tuy nhiên, thực tế lại không được như mong muốn. Chưa kể những tháng đầu năm 2014, tình hình kinh tế cả nước khả quan, nhưng sự kiện biển Đông trong tháng 5 đã ảnh hưởng ít nhiều tới doanh nghiệp. Hiện có chỉ số giá tiêu dùngĠthấp hơn một chút.

Sang năm 2015, Hội đồng tiền lương Quốc gia sẽ chỉ đạo bộ phận kỹ thuật tính toán không chỉ có chỉ số giá tiêu dùng chung mà phải tính cả chỉ số giá lương thực, thực phẩm. Chắc chắn là những chỉ số này sẽ tăng caů hơn chỉ số giá tiêu dùng chung. Từ đó có căn cứ tính toán cho phù hợp hơn.

 Ông Phạm Minh Huân - Thứ trưởng BộĠLĐTBXH.
 Ông Phạm Minh Huân - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH.

Như vậy, việc thực hiện đúng lộ trình đưa lương tối thiểu vùng lên ngang với mức sống tối thiểu còn gian nan, thưa ông?

ļp>

- Mong muốn là như thế nhưng khi điều hành thực tế phải tính tới “sức khỏe” của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, tỉ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 97%. Khả năng cạnh traŮh của doanh nghiệp rất yếu.

Các cuộc họp về tăng lương tối thiểu vừa qua cho thấy sự khác biệt về cách nhìn nhận. Một bên muốn tăng lương mức cao và đúng lộ trình. Một bên muốn tăng lương trên cơ sở cân đối các điều kiện kinh tế Ÿã hội thực tế.

Nếu tăng đột ngột lương tối thiểu vùng năm 2015 ở mức cao thì có thể đẩy doanh nghiệp tới tình trạng vi phạm pháp luật lao động, phải “gồng mình” để tăng chí phí hoặc cắt giảm lao động. Điều này sẽ dẫn tới nhiều vấn đề liên quan.

Với dự đoán của ông, khả năng thực hiện lộ trình tăng lương tối thiểu đáp ứng mức sống tối thiểu trong năm 2017 có thành hiện thực?

- Nếu điều kiện thuận lợi, tôi cho rằng lộ trình nàyĠsẽ thực hiện được. Theo đó, chúng ta phải đẩy tốc độ tăng lương tối thiểu vùng cao hơn trong năm 2016 và 2017.

Còn nếu tình hình khó khăn thì có thể lùi thời gian, nhưng chắc chỉ 1 năm thôi. Chúng ta không thể để muộn hơn nữa. Chúnŧ tôi đã báo cáo với Chính phủ điều hành là lộ trình với mục tiêu tới năm 2017.

- Xin cảm ơn ông

Hoàng Mạnh thực hiện

“Sau khi thống nhất đề xuất mức lương tối thiểu vùng năm 2015, các thành viên Hội đồng tiền lương Quốc Gia còn phảiĠđến các doanh nghiệp để xem tình hình trả lương thế nào, đặc biệt ở những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày. Chúng tôi muốn xem các doanh nghiệp quy môn lao động nhiều áp thông số lương ra sao? Sự tác động của chi phí tăng lương ra sao? Các doanh nghiệp nhỏ trong thực tế sẽ xoay sở như thế nào” - Thứ trưởng Phạm Minh Huân nói.