1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Làng tạc tượng Vũ Lăng: Tinh hoa bàn tay người thợ

Giữa không gian yên bình của một làng quê ngoại thành, làng Vũ Lăng (xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Hà Nội) "nổi bật" với những âm thanh rộn ràng của tiếng đục, tiếng cưa, tiếng rìu... Làng nghề tạc tượng gỗ truyền thống có lịch sử hàng trăm năm nổi tiếng xa gần hiện vẫn giữ vị trí là thế mạnh kinh tế của người dân địa phương.

Theo sử sách, nghề tạc tượng gỗ đã bắt đầu xuất hiện từ TK XVI và nghề ở đây cứ cha truyền, con nối đến tận bây giờ. Tượng gỗ Vũ Lăng đã xuất hiện khắp cả đất Bắc. Sau một thời gian bị gián đoạn, khoảng từ năm 1985-1987, nghề tạc tượng mới được khôi phục. Ngày nay nghề truyền thống đã tạo công ăn việc làm cho nhiều thế hệ thanh niên.
Theo sử sách, nghề tạc tượng gỗ đã bắt đầu xuất hiện từ TK XVI và nghề ở đây cứ cha truyền, con nối đến tận bây giờ. Tượng gỗ Vũ Lăng đã xuất hiện khắp cả đất Bắc. Sau một thời gian bị gián đoạn, khoảng từ năm 1985-1987, nghề tạc tượng mới được khôi phục. Ngày nay nghề truyền thống đã tạo công ăn việc làm cho nhiều thế hệ thanh niên.
Làng tạc tượng Vũ Lăng: Tinh hoa bàn tay người thợ - 2

Các loại hình dáng tượng Phật, thế tôn, tôn giả, hộ pháp…đều được những người thợ thuộc nằm lòng. Nhờ vậy, những tác phẩm tạo ra như được thổi hồn qua đôi bàn tay sáng tạo.

Hiện tại xã có khoảng 2.000 dân, có 500 thợ tạc tượng lành nghề, với hơn 10 xưởng tạc tượng, ngoài ra còn có rất nhiều gia đình nhận thêm việc sơn sửa tượng về làm thêm.
Hiện tại xã có khoảng 2.000 dân, có 500 thợ tạc tượng lành nghề, với hơn 10 xưởng tạc tượng, ngoài ra còn có rất nhiều gia đình nhận thêm việc sơn sửa tượng về làm thêm.

Bộ dụng cụ làm nghề chính chủ yếu là đục, đẽo, cưa…Riêng đục đã có tới hơn 30 chiếc.

Bộ dụng cụ làm nghề chính chủ yếu là đục, đẽo, cưa…Riêng đục đã có tới hơn 30 chiếc.

Theo Báo Lao động