Ký Quỹ 100 triệu đồng với lao động sang Hàn Quốc làm việc
Việc đóng góp này nhằm tăng trách nhiệm của người lao động đã cam kết trước khi xuất cảnh để lúc hết hạn hợp đồng, về nước đúng hạn.
Hàn Quốc vừa ký lại thỏa thuận về việc tiếp tục thực hiện quy trình đưa người lao động Việt Nam sang làm việc theo Chương trình cấp phép việc làm (EPS). Theo bản thỏa thuận này, hai bên đang đàm phán để ký kết “Bản ghi nhớ đặc biệt về phái cử lao động sang Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm”.
Đây là tin vui với người lao động, nhưng với nhiều người, khoản Quỹ phải ký 100 triệu đồng trước khi đi đang khiến họ lo lắng. Phóng viên VOV phỏng vấn ông Đào Công Hải, Phóc cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về nội dung này.
Thưa ông, căn cứ vào cơ sở nào để quy định người lao động muốn sang Hàn Quốc làm việc sẽ ký khoản Quỹ 100 triệu đồng?.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ký một quyết định thí điểm lao động Việt Nam đi làm việc ở Hàn Quốc sẽ phải ký quỹ với giá 100 triệu đồng. Đây là vấn đề do xuất phát từ việc lao động Việt Nam ở lại bất hợp pháp gia tăng, cho nên chương trình phái cử lao động chúng ta sang làm việc tại Hàn Quốc tạm thời chưa tiếp tục.
Trước đây, đi làm việc theo chương trình này thì lao động của chúng ta không phải ký quỹ mà tổng thể chi phí trước khi đi khoảng 630 USD, cộng với mang sang bên đó 450 USD để mua bảo hiểm rủi ro. Như vậy, tổng cộng khoảng 1.200 USD. Nhưng bây giờ mỗi lao động đi, kể cả lao động đi lần 2, 3 đã đi thì phải ký quỹ. Việc làm này nhằm tăng trách nhiệm của người lao động đã cam kết trước khi xuất cảnh để làm sao hết hạn hợp đồng, về nước đúng hạn.
Người lao động sẽ nhận lại khoản tiền này bằng cách nào sau khi hết hạn hợp đồng tại Hàn Quốc và về nước đúng hạn, thưa ông?
Với người lao động, trường hợp ký hợp đồng, ký quỹ rồi mà không đi nữa thì trường hợp đó vẫn được nhận lại tiền ký quỹ. Trong quá trình làm việc mà xảy ra tai nạn lao động hoặc sức khỏe mà không thực hiện hợp đồng thì về cũng vẫn được nhận lại. Trường hợp nếu người lao động phá vỡ hợp đồng ra ngoài, trở thành lao động bất hợp pháp hoặc hết hạn hợp đồng ở lại bất hợp pháp thì những trường hợp đó, tiền ký quỹ sẽ được sung vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước, nơi lao động trước khi xuất cảnh cư trú và quỹ đó phục vụ cho địa phương để thúc đẩy lao động phát triển.
Khi về nước đúng hạn thì toàn bộ tiền quỹ được nhận lại và lãi suất của ký quỹ đó trong ngân hàng sẽ được nhận, đây là ưu việt trong ký quỹ.
Ngoài ra, bên phía Hàn Quốc được thông tin khi lao động làm đủ tròn 1 tháng thì được bảo hiểm 1 tháng lương (gọi là bảo hiểm hết việc). Khoảng 5 năm, mỗi một tháng sẽ được 1 tháng lương, số tiền này phía Hàn Quốc thông báo sẽ xem xét và khi nào lao động của chúng ta hoàn thành hợp đồng về nước thì tại ngay sân bay đóng dấu xuất cảnh xong thì sẽ được nhận lại tiền đó hoặc có thể nhận lại tại Việt Nam.
Như ông vừa nói thì việc ký Quỹ sẽ ràng buộc trách nhiệm của người lao động trong thực hiện đúng hợp đồng. Tuy nhiên, với hầu hết lao động của chúng ta là lao động nghèo thì khoản quỹ này liệu có “quá sức” đóng góp với họ?
Thật sự mà nói, 100 triệu đồng đối với lao động chúng ta là những lao động mà có hoàn cảnh khó khăn nói chung thì cũng là cao, nhưng khi trao đổi với phía bạn Hàn Quốc thì họ cho nghĩ rằng số tiền ấy là không cao. Tính ra đô-la Mỹ là khoảng 5.000 USD. Lao động của chúng ta trước khi sang Hàn Quốc làm việc với mức lương thu nhập hàng tháng từ 1.000-1.500 USD thì trong vòng 3 đến 4 tháng, lao động nào phải vay trước khi đi tại ngân hàng chính sách thì cũng chỉ trong vòng 1 năm là có thể tiết kiệm trả về được rồi. Với số tiền đó, chúng tôi nghĩ rằng cũng không cao so với thu nhập của lao động chúng ta tại Hàn Quốc.
Xin cảm ơn ông!./.
Theo Hà Nam
VOV