Bài 11 - Lao động VN bị hành hung ở Algeria:

“Không được để lao động VN bị hành hung còn đói ăn khi chờ về nước”

“Quan điểm của Bộ LĐ-TB&XH là trong bất cứ trường hợp nào cũng không được để người lao động bị bỏ đói trong thời gian chờ đợi bay về VN”.


Nhóm lao động VN đầu tiên từ Algeria về tới sân bay Nội Bài (Hà Nội) hôm 17/11.

Nhóm lao động VN đầu tiên từ Algeria về tới sân bay Nội Bài (Hà Nội) hôm 17/11.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp trao đổi với PV Dân trí liên quan tới thông tin người lao động của Cty Simco Sông Đà bị bỏ đói khi chờ bay nối tuyến từ Algeria về VN hôm 17/11.

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nói: “Tôi đã yêu cầu Cục Quản lý lao động đặt vấn đề với công ty Simco Sông Đà rằng: Anh em lao động đang trên đường về nước, tại sao không phát cho họ 15-20 USD/người để ăn uống dọc đường. Đây là vấn đề tình người”.

Ngay khi xảy ra sự việc lao động VN bị nhà thầu Trung Quốc hành hung tại Algeria, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã truyền đạt quan điểm của Bộ LĐ-TB&XH tới đại diện Cty Simco Sông Đà: “Bằng bất cứ giá nào không được để người lao động bị bỏ đói”.

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết, ngay sau đó, Bộ LĐ-TB&XH cũng có cuộc làm việc với Cục Quản lý lao động ngoài nước và Cty Simco Sông Đà. Bộ LĐ-TB&XH đã chỉ đạo các nội dung sau:

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp

Câu chuyện bắt đầu từ việc 57 lao động VN được Công ty cổ phần Simco Sông Đà (Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội) đưa sang làm công nhân xây dựng cho Công ty TNHH xây dựng công trình Đông Nhất Giang Tô (Trung Quốc) tại thành phố Khenchela (Algeria) từ tháng 6-7/2015.

Chỉ sau 1 thời gian làm việc, xô xát diễn ra giữa nhóm công nhân với phía chủ sử dụng lao động - Công ty TNHH xây dựng công trình Đông Nhất Giang Tô hôm 16/9. Hậu quả khiến 2 lao động VN bị thương, đó là anh Đậu Hoàng Anh và Đào Ngọc Cường.

Bằng bất cứ giá nào phải đảm bảo an toàn cho lao động. Công ty cần đàm phán với người lao động: Nếu ai có nhu cầu chuyển chủ lao động thì tạo điều kiện tối đa, ai muốn về nước thì làm thủ tục nhanh chóng. Trong thời gian người lao động ở Algeria, Công ty không được để lao động bị đói.

Đồng thời, Bộ LĐ-TB&XH đã yêu cầu Cục Quản lý lao động tập hợp hồ sơ liên quan tới dự án đưa lao động đi Algeria của Simco Sông Đà, kiểm tra: Quá trình tuyển chọn, đào tạo, quy trình, bồi dưỡng định hướng trước khi đi, các điều khoản thỏa thuận 2 bên, việc báo cáo danh sách lao động sang làm việc, việc lao động có biết địa chỉ của cơ quan đại diện để bảo hộ quyền công dân…

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nói: Tất cả những điều trên đều là quy định trong luật và các Nghị định liên quan. Nếu Cty không phổ biến không đầy đủ thì đó là lỗi. Cty phải chịu trách nhiệm. Ví dụ như việc phổ biến cho người lao động sau mấy tháng làm việc mới được thương lượng việc trả lương từ công nhật sang khoán sản phẩm.

Khi tất cả lao động đã về nước an toàn, việc xác định sai phạm sẽ được nghiêm túc thực hiện. "Mức độ sai phạm của Công ty đến đâu, Bộ sẽ xử phạt tới đó" - Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp.

Theo thông tin từ Công ty Simco, chiều 21/11, nhóm lao động thứ 2 gồm 18 người sẽ về tới Hà Nội. Nhóm lao động cuối cùng gồm 19 người sẽ lên máy bay về VN vào ngày 25/11.

Tại Algeria, chế độ ăn của nhóm 19 lao động VN tới ngày 25/11 ra sao? Trả lời câu hỏi của PV Dân trí, một lãnh đạo của Cty Simco Sông Đà cho biết: “Nhóm lao động cuối cùng đã được chuyển về ở tại khu ký túc xá của nhà thầu Trung Quốc. Việc ăn uống hoàn toàn do phía nhà thầu Trung Quốc phụ trách. Chúng tôi đã có phương án cử người đem theo kinh phí để mua thực phẩm cho lao động trong trường hợp bị bỏ đói”.

TIN LIÊN QUAN:

Thái Lan triển khai cấp phép cho lao động tự do Việt Nam

Bộ Lao động Thái Lan đã thông báo về việc Thái Lan chính thức triển khai đăng ký, cấp phép tạm thời 1 năm cho lao động tự do của Việt Nam tại Thái Lan.

Quyết định này nhằm hạn chế số lượng lao động nước ngoài làm việc bất hợp pháp tại nước này, tạo thêm nguồn cung ứng lao động một cách hợp pháp cho 4 nghề đang thiếu là giúp việc gia đình, phục vụ nhà hàng, lao động phổ thông trong ngành xây dựng, đánh bắt cá trên biển. Đối với người lao động làm việc trong các ngành đánh cá trên biển và xây dựng nếu chủ sử dụng có nhu cầu thuê tiếp thì được cấp phép làm việc thêm 02 năm, sau đó có thể được gia hạn thêm 01 năm. Chủ trương cấp phép này đã đưa ra cơ hội được đảm bảo lợi ích chính đáng về mức lương tối thiểu, thời gian làm việc, chế độ nghỉ phép và bảo hiểm y tế cho người lao động Việt Nam đang lao động tự do tại Thái Lan.

Theo chính sách này, việc đăng ký là bắt buộc, người lao động thuộc diện quy định nhưng không ra đăng ký trong thời gian 1 tháng kể từ 01/12/2015 đến 30/12/2015 sẽ bị coi là lao động bất hợp pháp. Điều kiện để được đăng ký và cấp phép tạm thời 01 năm là: công dân Việt Nam, có hộ chiếu Việt Nam bản gốc, nhập cảnh lần cuối hợp pháp vào Thái Lan trước ngày 10/08/2015 và đã hết hạn được phép cư trú tại Thái Lan tính từ ngày đầu tiên tổ chức đăng ký (01/12/2015), lưu trú quá hạn.

H.M

Hoàng Mạnh