Hỗ trợ lao động Việt Nam tại Lybia về nước: Mức hỗ trợ cao nhất là 7,5 triệu đồng
(Dân trí) - Ngày 11.8 , Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành quyết định số 1012/QĐ-LĐTBXH về việc hỗ trợ người lao động phải về nước trước hạn do tình hình bất ổn tại Libya.
Quyết định ţó 2 nội dung hỗ trợ chính: Hỗ trợ chi phí mua vé máy bay cho người lao động về nước đối với những trường hợp chủ sử dụng lao động không có khả năng chi trả; hỗ trợ bằng tiền mặt đối với người lao động có thời gian làm việc tại Libya tính đến ngày 15/07į2014.
Nguồn kinh phí hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH).
Mức hỗ trợ tiền mặt đối với người lao động căn cứ vào thời gian làm việc tại Lybia của lao động tính đến ngày 15/07/2014, QuyếtĠđịnh 1012/QĐ-LĐTBXH chia làm 4 mức như sau:
Mức hỗ trợ 5.000.000 đồng/người đối với lao động có thời gian làm việc từ đủ 3 tháng trở xuống.
Mức hỗ trợ 3.000.000 đồng/người đối với lao động có thờũ gian làm việc từ trên 3 tháng đến đủ 6 tháng.
Mức hỗ trợ 2.000.000 đồng/người đối với lao động có thời gian làm việc từ trên 6 tháng đến đủ 12 tháng.
Mức hỗ trợ 1.000.000 đồng/người đối vᷛi lao động có thời gian làm việc từ trên 12 tháng.
Quyết định 1012/QĐ-LĐTBXH nêu rõ: Người lao động thuộc các huyện nghèo đi làm việc tại Libya theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ được hỗ trợ thǪm 50% so với mức quy định trên. Như vậy, mức hỗ trợ cao nhất có thể lên tới 7.500.000 đồng/người.
So với mức hỗ trợ lao động phải về nước trước thời hạn do khủng hoảng chính trị tại Lybia năm 2011, được quy định tại Quyết định 940/QĐ-LĐTBXH ngày 29/7/2011 của Bộ LĐTBXH, mức hỗ trợ tại quyết định 1012/QĐ- LĐTBXH ngày 11/8/2014 cᷧa Bộ LĐ-TB&XH không cao hơn. |
Cụ thể,Ġcác doanh nghiệp phải gửi văn bản tới Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) và Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước đề nghị hỗ trợ (trong đó ghi rõ tổng số tiền hỗ trợ, số tiền hỗ trợ người lao động, số tiền hỗ trợ mua vé máy bay, số tài khoản, tǪn tài khoản và ngân hàng nơi mở tài khoản).
Trong đề nghị phải kèm theo các giấy tờ sau: Danh sách người lao động được hỗ trợ theo từng đối tượng kèm theo bản photocopy hộ chiếu (bao gồm cả trang có đóng dấu nhập cảnh Việt nam) và thẻ lên máyĠbay của người lao động; hồ sơ chứng từ liên quan đến việc mua vé máy bay cho người lao động Việt nam.
Việc chi hỗ trợ cho người lao động phải đúng đối tượng và mức quy định; báo cáo kết quả chi hỗ trợ cho người lao động và quyết toán kinh phí hỗ trợ người lao động trong thời hạn 45 ngày kể từ khi nhận được kinh phí hỗ trợ.
Quyết định cũng nêu rõ, Cục Quản lý lao động ngoài nước có trách nhiệm kiểm tra và xác nhận danh sách người lao động được hỗ trợ trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước chủ trì, phối hợp với Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước kiểŭ tra, giám sát việc thực hiện hỗ trợ cho người lao động.
Hoàng Mạnh
Theo dòng sự kiện: - Thông tin về 3 lao động Việt Nam mất tích tại Lybia vẫn chưa có hồi âm. - Hết ngày 11/8, Cục Quản lý Lao động ngoài nước cho biết đã có 626Ġlao động Việt Nam từ Lybia về nước. - 13h50 ngày 11/8, 93 lao động Việt Nam từ Lybia về Việt Nam an toàn. Đây là những lao động làm việc cho nhà thầu Huyndai Engineering. - Sáng 11/8, 56 lao động Việt Nam tại Lybia về nước an toàn trên các chuyến bay thương mại. - 13h30 ngày 10/8, chuyến bay VN 9052 đã chở 184 lao động Việt nam từ Cai rô (Aicập)về tới sân bay Nội Bài (Hà Nôi). Đây là những lao động của công ty Vinamex sang làm việc cho nhà thầu Huyndaũ Engineering (tên cũ là Huyndai Amco). - 13h ngày 9/8, 25 lao động Việt Nam từ vùng chiến sự Benghazi (Lybia) đã về tới Việt nam... - Trước đó, giữa tháng 7/2014, Việt Nam có 1.750 lao động làm việc tại Lybia. Các hoạtĠđộng đưa lao động về nước sẽ tiếp tục trong tháng 8.