Hồ sơ để hưởng chế độ mất sức lao động và thương binh
Bố của ông Khuông Thanh Điền (Thái Nguyên) là thương binh loại A hạng 4/4, tỷ lệ thương tật 22%. Năm 1975, bố ông chuyển ngành về làm việc tại UBND huyện. Ngày 1/9/1987, bố ông nghỉ mất sức lao động (MSLĐ), hưởng trợ cấp hàng tháng.
Thương binh được hưởng các chế độ ưu đãi nào? Trường hợp thương binh bị tạm đình chỉ chế độ... Hưởng đồng thời 2 chế độ thương binh và mất...
Bố ông Điền có 19 năm 6 tháng công tác liên tục, quy đổi thành 22 năm 10 tháng. Ông Điền hỏi, theo Nghị định số 102/2002/NĐ- CP và Thông tư số 02/2003/TT - BLĐTBXH thì bố của ông có được tính là có 20 năm công tác liên tục không? Có được hưởng 2 chế độ MSLĐ và thương binh không?
Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Nghị định số 102/2002/NĐ-CP ngày 11/12/2002 của Chính phủ, Thông tư số 02/2003/TT-BLĐTBXH ngày 7/2/2003 và Thông tư số 17/2004/TT-BLĐTBXH ngày 17/11/2004 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã hết hiệu lực thi hành. Đến nay, việc giải quyết 2 chế độ được thực hiện theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
Tại Điều 23 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH quy định, thương binh đồng thời là người hưởng chế độ MSLĐ được hưởng đồng thời cả 2 chế độ nếu hồ sơ hưởng chế độ MSLĐ có một trong các giấy tờ như: Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ MSLĐ có xác nhận thời gian công tác thực tế từ 20 năm trở lên hoặc chưa đủ 20 năm công tác thực tế nhưng có đủ 15 năm công tác liên tục trong quân đội, công an; Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ MSLĐ theo Nghị quyết 16-HĐBT ngày 8/2/1982 của Hội đồng Bộ trưởng… Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH không quy định việc làm tròn đối với trường hợp thời gian công tác có tháng lẻ.
Trường hợp quyết định nghỉ việc hưởng chế độ MSLĐ có xác nhận thời gian công tác thực tế là 19 năm 6 tháng thì chỉ hưởng một trong hai chế độ.
Nếu hiện nay bố của ông hưởng chế độ MSLĐ thì vẫn được hưởng những ưu đãi khác đối với thương binh như: Giáo dục đào tạo, y tế, vay vốn, hỗ trợ nhà ở…
Theo Chinhphu.vn