Hà Nội: Công nhân trắng đêm lao dầm xây cầu cạn vành đai 3

Mất gần 4 tiếng đồng hồ, những thanh dầm đã được lắp đặt vào các cột trụ thuộc dự án đường vành đai 3 trên cao đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long (Hà Nội).

Hà Nội: Công nhân trắng đêm lao dầm xây cầu cạn vành đai 3 - 1

Dự án vành đai 3 trên cao đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long được chia làm 2 gói thầu, bao gồm gói thầu số 1 xây dựng đoạn Mai Dịch - Cổ Nhuế do liên danh Sumitomo Mitsui (Nhật Bản) và Cienco 4 (Việt Nam) làm nhà thầu chính và gói thầu số 2 xây dựng đoạn Cổ Nhuế - Nam Thăng do liên danh Tokyu-Taisei (Nhật Bản) làm nhà thầu chính. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hà Nội: Công nhân trắng đêm lao dầm xây cầu cạn vành đai 3 - 2

Tại gói thầu số 2 đoạn Cổ Nhuế - Nam Thăng Long thi công hiện đã đạt 50% tiến độ dự án. Các công nhân tại đây đã phải thức trắng đêm để vận chuyển các phiến dầm lắp đặt vào các trụ cầu cạn cho kịp tiến độ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hà Nội: Công nhân trắng đêm lao dầm xây cầu cạn vành đai 3 - 3

Các phiến dầm nặng 70 tấn được vận chuyển từ Vĩnh Phúc về công trường ngay trong đêm để tiến hành lắp đặt. Đại diện chủ đầu tư cho biết, mỗi đêm sẽ có khoảng 5 phiến dầm được lắp đặt. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hà Nội: Công nhân trắng đêm lao dầm xây cầu cạn vành đai 3 - 4

Anh Nguyễn Song Toàn, quản lý công trường cho biết, tuyến đường vành đai 3 trên cao được thiết kế bốn làn xe theo tiêu chuẩn cao tốc, mỗi làn xe rộng 3,75m; 2 làn dừng khẩn cấp, hai dải an toàn bên trong, dải phân cách giữa... đảm bảo cho xe chạy với vận tốc 100km/giờ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hà Nội: Công nhân trắng đêm lao dầm xây cầu cạn vành đai 3 - 5

Kết cấu chính của công trình là các phiến dầm Super T. Mặt cắt ngang của công trình cầu cạn khoảng 24 mét bao gồm 10 dầm Super T. Chiều dài mỗi dầm Super T dao động từ 32,3 - 38m với trọng lượng khoảng 70 tấn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hà Nội: Công nhân trắng đêm lao dầm xây cầu cạn vành đai 3 - 6

Để cẩu những thanh dầm như vậy, chủ đầu tư đã phải huy động những máy cẩu có công suất cẩu được 200 tấn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hà Nội: Công nhân trắng đêm lao dầm xây cầu cạn vành đai 3 - 7

Đơn vị thi công cho biết, khi lao dầm gặp nhiều khó khăn như việc phải tìm bãi đúc dầm tận Vĩnh Phúc sau đó vận chuyển quãng đường gần 42km về công trường. Trong quá trình vận chuyển cũng gặp nhiều rủi ro. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hà Nội: Công nhân trắng đêm lao dầm xây cầu cạn vành đai 3 - 8

Đơn vị thi công cũng cho biết, mỗi đêm đơn vị này chỉ thực hiện lắp đặt 5 dầm, thời gian lắp đủ 5 thanh dầm khoảng 4 tiếng đồng hồ từ 12 giờ đến đến 4 giờ sáng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hà Nội: Công nhân trắng đêm lao dầm xây cầu cạn vành đai 3 - 9

Tại công trình, đơn vị thi công đã lên kế hoạch đảm bảo an toàn và tổ chức giao thông để đảm bảo giảm thiểu các tác động của công tác xây lắp đối với giao thông, tránh ùn tắc cục bộ và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho cán bộ, kỹ sư và công nhân tham gia dự án cũng như người tham gia giao thông và sinh sống quanh khu vực. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hà Nội: Công nhân trắng đêm lao dầm xây cầu cạn vành đai 3 - 10

Để đảm bảo giao thông quanh khu vực và an toàn cho người dân, việc lao dầm vào ban đêm là yêu cầu bắt buộc, mặc dù điều kiện thi công ban đêm cũng sẽ khiến công tác bảo đảm an toàn cho kỹ sư và công nhân trở nên thách thức hơn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hà Nội: Công nhân trắng đêm lao dầm xây cầu cạn vành đai 3 - 11

Việc chuyển giao công nghệ cho thầu phụ và các nhà thầu trong nước luôn được các nhà thầu Nhật Bản chú trọng trong quá trình thi công. Hiện nay, phần lớn việc thi công lao dầm đã được tiến hành bởi kỹ sư và công nhân Việt Nam. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hà Nội: Công nhân trắng đêm lao dầm xây cầu cạn vành đai 3 - 12

Việc lắp đặt các thanh dầm phải được thực hiện một cách cẩn thận, chính xác đến từng cm. Những công nhân tại đây luôn phải tập trung tối đa cho công việc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hà Nội: Công nhân trắng đêm lao dầm xây cầu cạn vành đai 3 - 13

Quá trình thi công gặp nhiều khó khăn phải triển khai song song dự án thi công mở rộng đường Phạm Văn Đồng do một chủ đầu tư khác thực hiện. Do vậy trong lúc thi công gặp rất nhiều đoạn chồng lấn gây khó khăn cho việc thi công dưới cầu. Do vậy những đoạn hẹp nhiều lúc phải phối hợp tốt với đơn vị thi công bạn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hà Nội: Công nhân trắng đêm lao dầm xây cầu cạn vành đai 3 - 14

Thời gian cẩu và lắp đặt một phiến dầm mất khoảng 40-45 phút. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hà Nội: Công nhân trắng đêm lao dầm xây cầu cạn vành đai 3 - 15

Trong quá trình thi công, Ban Quản lý dự án và các cơ quan liên quan phải giám sát chặt chẽ toàn bộ công đoạn, không để ra sai sót về chất lượng công trình. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hà Nội: Công nhân trắng đêm lao dầm xây cầu cạn vành đai 3 - 16

Dự án đường vành đai 3 trên cao đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long đang được chủ đầu tư các đơn vị thi công tăng tốc độ, đảm bảo chất lượng công trình và cam kết sẽ hoàn thành vào tháng 9/2020. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+).

Dự án xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuộc đường vành đai 3 Thành phố Hà Nội có quy mô đường cao tốc 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100Km/giờ (đoạn cuối tuyến châm chước vận tốc 80km/giờ). Chiều dài cầu và đường dẫn 5,3km (riêng cầu cạn dài 4,8km).

 Tổng mức đầu tư dự án là 5.343  tỷ đồng từ nguồn vốn vay ODA của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và vốn đối ứng trong nước. Tư vấn thiết kế là Liên danh NK-NE-NKV. Tư vấn giám sát gồm  Liên danh OCG, OC, KEI, TEDI liên kết với APECO.

 Dự án xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long khi được thi công xong sẽ khớp nối đồng bộ với đường vành đai 3 dưới thấp (đường Phạm Văn Đồng) góp phần quan trọng phát triển hạ tầng giao thông và giải quyết tình trạng ùn tắc trên tuyến đường Phạm Văn Đồng, các nút giao phức tạp có lưu lượng lớn như Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế, Nguyễn Hoàng Tôn... hoàn thiện dự án vành đai khép kín, kết nối sân bay Nội Bài và các khu vực lân cận.

Theo Minh Sơn (Vietnam+)/Vietnamplus.vn