1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Đừng đánh mất cơ hội

Tinh thần tự giác, tự lực trong quá trình thực tập; kỹ năng sống vững vàng sẽ giúp các bạn trẻ tìm việc dễ dàng<br><a href='http://dantri.com.vn/viec-lam/thu-nhap-nguoi-viet-sap-bi-lao-campuchia-vuot-qua-954762.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp;Thu nhập người Việt sắp bị Lào, Campuchia vượt qua</b></a><br><a href='http://dantri.com.vn/viec-lam/bai-3-sinh-vien-di-dau-ve-dau-953966.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp;Bài 3: Sinh viên đi đâu, về đâu?</b></a><br><a href='http://dantri.com.vn/viec-lam/tang-luong-2015-van-chua-bo-tri-duoc-nguon-953955.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp;Tăng lương 2015: Vẫn chưa bố trí được nguồn</b></a>

Sinh viên Khoa Ngân hàng Trường ĐH Kinh tế TP HCM tìm việc tại ngày hội việc làm
Sinh viên Khoa Ngân hàng Trường ĐH Kinh tế TP HCM tìm việc tại ngày hội việc làm



Tại buổi ký kết hợp tác đào tạo giữa Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức với các doanh nghiệp (DN), bà Nguyễn Thị Lý, hiệu trưởng nhà trường, cho biết không ít sinh viên (SV) bày tỏ băn khoăn vì không được giao những công việc gắn với chuyên môn đã học trong thời gian thực tập. “Thực tế là không DN nào dám giao cho SV vận hành một chi tiết dù là nhỏ nhất trong hệ thống máy móc trị giá nhiều tỉ đồng” - bà Lý nhìn nhận.

Thiếu ý thức, trách nhiệm

Bà Nguyễn Thị Lý cho biết thêm vẫn còn nhiều DN than phiền lao động trẻ thích công việc nhẹ nhàng, lương cao. Một số SV rất thiếu tinh thần tự lực, tự giác nên không được DN đánh giá cao. Bên cạnh đó, nhiều DN bày tỏ bức xúc khi tình trạng SV nói chuyện riêng, ăn quà vặt trong văn phòng vẫn còn phổ biến.

Đừng đánh mất cơ hội
Không chỉ vậy, giám đốc một DN cho hay việc SV trốn việc, viện đủ lý do xin nghỉ làm diễn ra như cơm bữa. Đôi khi vẫn còn một số SV thực tập để đối phó nên thiếu tập trung trong công việc. “Ngoài kiến thức, thao tác làm việc, nhà trường cần rèn giũa các em ý thức lo lắng cho công việc chung, phương pháp chịu đựng áp lực. Như vậy, SV sẽ dễ hòa nhập với môi trường vốn nhiều căng thẳng, cạnh tranh ở DN” - ông đề nghị.

18 năm làm công tác tuyển dụng, bà Lê Huyền Ngọc, Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Chi nhánh Đông Sài Gòn, phản ánh nhiều SV thực tập mất tập trung, ngại hỏi, không chủ động học việc. Không ít bạn trẻ có điểm học tập rất cao nhưng “mù tịt” về nơi nộp đơn ứng tuyển. Bà Ngọc thất vọng: “Khi tôi hỏi ứng viên tìm thông tin tuyển dụng ở đâu, nhiều bạn trả lời ở website của ngân hàng. Tôi tiếp tục hỏi một vài thông tin trên website, như: số lượng chi nhánh, vốn điều lệ… thì hầu hết lúng túng. Dù những thông tin này nhỏ nhặt nhưng là thang đo hữu hiệu giúp chúng tôi đánh giá ứng viên”.

Nhiều thử thách

Nhu cầu tuyển dụng của DN luôn cao ở các ngày hội việc làm tổ chức tại các trường đại học. Ở ngày hội hướng nghiệp do Khoa Ngân hàng Trường ĐH Kinh tế TP HCM tổ chức mới đây, các DN mang đến nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho SV. Đơn cử, Công ty CP Chứng khoán VNDirect tuyển 50 SV ở bộ phận môi giới, tư vấn. Bà Lê Thị Thanh Thủy, trưởng phòng nhân sự của công ty, thông báo để nộp hồ sơ ứng tuyển, SV phải có điểm trung bình trên 6.0 và không nợ môn chuyên ngành trong quá trình học. Ngoài ra, công ty còn ưu tiên những bạn trẻ từng tham gia các câu lạc bộ chứng khoán.

Theo ông Lê Huỳnh Hoa, Phó Giám đốc Khối Quản trị nguồn nhân lực của Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank), DN luôn có nhu cầu về nhân lực trẻ. Đây là điều kiện thuận lợi giúp SV mới ra trường tìm việc. Tuy vậy, quá trình các bạn trẻ đứng vào hàng ngũ nhân viên chính thức còn nhiều gian nan. Từ nay đến năm 2015, HDBank cần tuyển 300 SV mới ra trường cho bộ phận bán hàng cá nhân và 200 SV trong lĩnh vực bán hàng DN. Ông cho biết SV trúng tuyển sẽ tập huấn tại trung tâm đào tạo 2 tháng; những ứng viên đạt yêu cầu sẽ được chuyển xuống các chi nhánh để thử việc. Hai tháng sau, năng lực của các bạn trẻ sẽ được đánh giá lại thông qua phản hồi từ những đơn vị quản lý trực tiếp để xét ký hợp đồng.

Bà Lê Huyền Ngọc lưu ý thêm khi phỏng vấn, ứng viên có thể thoải mái trình bày những kinh nghiệm đã tích lũy trong thời gian học, thực tập, làm thêm… Nhà tuyển dụng sẽ tập trung chất vấn vào nội dung ứng viên đề cập. Ví dụ, khi ứng viên có giấy chứng nhận thực tập tại bộ phận phát hành thẻ của Sacombank, nhà tuyển dụng sẽ hỏi rất kỹ về đặc thù, quy trình phát hành, nguyên tắc sử dụng của các loại thẻ của ngân hàng trên. Bà Ngọc nhấn mạnh: “Đây là cách chắt lọc nguồn nhân lực hiệu quả. Nếu không trả lời trôi chảy thì thời gian và kinh nghiệm thực tập không giúp SV trúng tuyển”.

Lỗi nhỏ, tác hại lớn
Nhiều nhà tuyển dụng than thở có ứng viên ăn mặc lịch sự, trả lời lưu loát nhưng khi đứng lên lại đẩy ghế ngồi xoay lưng vào hội đồng tuyển dụng và hồn nhiên xách ba lô đi ra. Nhà tuyển dụng đánh giá những ứng viên này không biết quan sát, thiếu tỉ mỉ trong khi đây là tiêu chí tuyển dụng quan trọng. Như vậy, các bạn trẻ tự đánh mất cơ hội việc làm. Các bạn trẻ phải tự học những kỹ năng mềm, phương pháp giao tiếp, khả năng phân tích...




Theo Hồng Nhung/Báo Người lao động