Cung cấp thông tin cho lao động xuất khẩu

Ngày 24/6, tại Hà Nội, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) phối hợp với Tổ chức di cư quốc tế (IOM. OIM) tổ chức hội thảo “Thúc đẩy di cư an toàn từ Việt Nam thông qua thí điểm thành lập Văn phòng thông tin di cư (MRC)”.

Quang cảnh hội thảo
Quang cảnh hội thảo

Bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 11/2011, Văn phòng thông tin di cư (MRC) đã triển khai hiệu quả hoạt động truyền thông và tư vấn. Từ việc khảo sát các đối tượng lao động làm việc ở nước ngoài tại một số tỉnh thành, MRC đã điều chỉnh nội dung tư vấn phù hợp thông qua việc xây dựng thư viện với hơn 100 đầu sách về pháp luật Việt Nam liên quan đến xuất nhập cảnh, di cư an toàn… của từng thị trường lao động ngoài nước. Bên cạnh tư vấn trực tiếp, MRC tư vấn qua điện thoại và website; phối hợp với Trung ương Hội Phụ nữ tổ chức các buổi đối thoại tại 12 tỉnh thành trực tiếp trả lời vướng mắc của người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động.
Qua khảo sát các đối tượng tư vấn cho thấy, từ việc được tư vấn, 75% đối tượng này đã lựa kênh đi làm việc ở nước ngoài hợp pháp. Các đối tượng khác khi được tư vấn, do nhận thấy chưa đủ điều kiện, đã chuyển ý định và tìm việc làm trong nước.
Theo ông Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, trong 5 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm có hơn 80.000 người đi xuất khẩu lao động. Thông tin về xuất khẩu lao động họ nhận được chủ yếu từ người thân, bạn bè, báo đài và các “môi giới” về địa phương. Do thiếu thông tin hoặc quá nhiều nguồn thông tin nhiễu, nên đã dễ dẫn đến những rủi ro khi đi làm việc nước ngoài .
 Do đó, từ mô hình MRC, Cục Quản lý lao động ngoài nước và các đơn vị chức năng, địa phương mở rộng mạng lưới tư vấn, tạo điều kiện để lao động vùng sâu, vùng xa có cơ hội tiếp cận thông tin về xuất khẩu lao động...
 Theo Báo Tin tức

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm