Thị trường lao động Hàn Quốc:

Lao động Việt Nam bỏ trốn - khổ người hại ta

(Dân trí) - Tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn để làm việc bất hợp pháp đã diễn ra nhiều năm nay tại Hàn Quốc. Nếu không dừng lại, Hàn Quốc có thể sẽ dừng tiếp nhận thêm lao động Việt Nam.

Kiểm tra lao động để cấp chứng chỉ tiếng Hàn
Kiểm tra lao động để cấp chứng chỉ tiếng Hàn

Ông Choi Byung Gie, Giám đốc Trung tâm EPS Hàn Quốc tại Việt Nam, cho biết: Hàn Quốc ɳẽ dừng hẳn chương trình hợp tác lao động giữa hai nước (EPS) đối với Việt Nam, nếu tỷ lệ lao động Việt Nam sang làm việc rồi bỏ trốn tăng cao.

Hiện vẫn còn hơn 14.000 lao động Việt Nam làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Coɮ số này chiếm hơn 40% trong tổng số lao động bỏ trốn của 14 quốc gia có ký kết EPS với Hàn Quốc. Mỗi năm, Hàn Quốc đang tiếp nhận từ 10.000 - 15.000 người lao động Việt Nam.

Để có những biện pháp chống bỏ tɲốn hữu hiệu phía Hàn Quốc cũng đã tiến hành khảo sát đối với trên 200 lao động Việt Nam tại Hàn Quốc. Kết quả cho thấy, 49% vay tiền từ người nhà để đi lao động xuất khẩu, 65% vay từ các tổ chức tín dụng, 16% vay từ tư nhân với lãi suất cao. Qua những thông tin đó từ phía Hàn Quốc, ông Choi Byung Gie cho rằng Việt Nam cần lưu ý đối với những đối tượng vay lãi suất cao vì họ có thể phải trốn ở lại bất hợp pháp tại Hàn Quốc để kiếm tiền trả nợ.

Lao động học nghề trước khi tham gia XKLĐ
Lao động học nghề trước khi tham gia XKLĐ

Chính vì vậy, ông Choi Byung Gie cho rằng phía Việt Nam cầnȠxử lý kiên quyết hơn với những vi phạm của lao động ở lại Hàn Quốc bất hợp pháp.

Hà Nội là địa phương có tỷ lệ lao động bỏ trốn khá cao (322 lao động), Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc thẳng thắn cho rằng, hoạt động XKLĐ của Hà Nội là không có hiệu quả.

Bà Bích Ngọc nhận xét: “Với mức phạt 100 triệu đồng cho hành vi bỏ trốn bất hợp pháp là quá nhẹ, người lao động chỉ mất 2 tháng làm vɩệc là có thể bù lại được. Chúng ta cần xem xét lại chế tài khác không trái với Hiến pháp mà có sức răn đe lớn hơn, đồng thời làm cho người lao động thấy rõ họ làm như thế vừa khổ người, hại ta”.

Trong năm 2014, phía Hàn QuốcȠcho biết, hạn ngạch cho lao động Việt Nam sang làm việc tại nước này sẽ không nhiều. Cuối tháng 11/2014 căn cứ tỷ lệ lao động của Việt Nam hết hạn hợp đồng lao động ở lại cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc hai bên sẽ xem xét về việc tiếp tục hay không việc tái ký bản Ghi nhớ về việc phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam như những lần đã ký trước đây.

Do đó hạn chế lao động bỏ trốn là nhiệm vụ vô cùng cấp thiết hiện nay.

 Tháng 8/2012, tình trạng lao động Việt Nam tại Hàn Quốc hết hạn hợp đồng bỏ trốn ở lại làm việc bất hợp pháp quá nhiều (chiếm gần 58%). Chính phủ Hàn Quốc đã buộc phải tạm dừng chương trình EPS. Chính phủ Việt Nam đã phải đưa ra nhiều biện pháp để hạc chế như: Đề ra mức ký quỹ 100 triệu đồng trước khi lao động làm thủ tục sang Hàn Quốc làm việc; lao động đã bỏ trốn trước đó cũng sẽ phải chịu mức phạt 100 triệu đồng khi về nước.

Tuy nhiên, tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng lao động không về nước đúng thời hạn, trốn ở lại cư trú bất hợp pháp để làm việc tại Hàn Quốc giảm không đáng kể. Cụ thể: Tháng 10/2013, tỉ lệ này là 38,2%; tháng 11/2013 là 42,5% và tháng 12/2013 là 33,8%.

Hiếu Minh

ȍ