1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Chuyên gia bày cách gỡ rối năng suất lao động cho doanh nghiệp Việt Nam

Theo nhận định của các chuyên gia, có nhiều nhân tố kéo tụt năng suất lao động của cả nền kinh tế. Việc cải thiện năng suất lao động đối với doanh nghiệp Việt Nam đang là một thách thức lớn, đặc biệt là trong thời điểm Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập, cạnh tranh trong khu vực và thế giới.

Giải bài toán về quản trị doanh nghiệp

Tại Hội thảo nâng cao năng suất lao động cho các doanh nghiệp Việt Nam do Viện Năng suất Việt Nam - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ thức, ông Nguyễn Quang Vinh - Ủy viên ban thường trực - Phó tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, năng suất lao động, tăng trưởng xanh, cạnh tranh, đổi mới để nâng cao hiệu quả có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Tuy nhiên, mỗi một vấn đề lại có một nội hàm riêng và cần có cách giải quyết khác nhau.


Ông Nguyễn Quang Vinh - Phó tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trình bày tham luận tại Hội thảo

Ông Nguyễn Quang Vinh - Phó tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trình bày tham luận tại Hội thảo

Về vấn đề năng suất lao động, thực trạng nâng cao năng suất lao động ở Việt Nam, năng suất với cạnh tranh, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, nguy cơ nào đợi doanh nghiệp Việt Nam ở phía trước? Đó là những câu hỏi doanh nghiệp rất quan tâm và đi tìm lời giải.

Theo ông Nguyễn Quang Vinh - Diễn đàn kinh tế thế giới đã có định nghĩa, năng lực cạnh tranh là tập hợp các thể chế, chính sách và nhân tố quyết định mức năng suất của một quốc gia. Năng suất là thước đo mức độ hiệu quả của hoạt động tạo ra kết quả đầu ra từ ác yếu tố đầu vào.

Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2014 - 2015 của Diễn đàn Kinh tế thế giới cho thấy, Việt Nam đứng thứ 68 trong các nền kinh tế về năng lực và năng suất so với các quốc gia ASEAN và Châu Á. Và đánh giá cũng cho thấy, năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/35 của Nhật Bản, bằng 1/15 của Singapore, 1/5 của Malaysia, bằng 2/5 của Thái Lan.

Câu hỏi đặt ra là tại sao năng suất lao động của nước ta lại thấp đến như vậy? Có nhiều cách để nâng cao năng lực cạnh tranh và năng suất. Từ kinh nghiệm của Singapore, các nước Châu Âu và nhiều nước phát triển khác cho thấy, họ có nhiều cách để cạnh tranh. Cạnh tranh bằng hàm lượng chất xám trong những sản phẩm của họ đưa ra thị trường. Hoặc các nước tầm trung sau những nước phát triển, họ cạnh tranh bằng việc tăng hiệu quả. Rồn hoạt động vào nâng cao hiệu quả.

Với Việt Nam, trong nhiều cuộc họp Chính phủ, có nhiều lý giải được đưa ra, đó là đại đa số lao động của chúng ta đến từ nông nghiệp. Năng suất lao động của nông nghiệp so với công nghiệp và dịch vụ là thấp nhất. Trong khi đó, các tổ chức quốc tế đánh giá năng suất lao động lại rất coi trọng những yếu tố đó. Chính yếu tố đó đã kéo tụt năng suất lao động của Việt Nam.

Mặc dù cho đến nay, chúng ta chưa có nghiên cứu cập nhật mới nhất nào về tình hình, số lượng, chất lượng áp dụng KH&CN trong cộng đồng khoảng 500 ngàn doanh nghiệp. Tuy nhiên một thực tế nhìn thấy là mức độ áp dụng KH&CN trong doanh nghiệp Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực.

"Đối với doanh nghiệp, bán được hàng là điều quan trọng nhất. Các doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư cho KHCN để bán được hàng. Còn không bán được hàng, có cho không công nghệ cho doanh nghiệp hoặc có ưu tiên, ưu đãi cũng không hiệu quả. Như vậy, gắn thị trường với áp dụng KH&CN lại là cực kỳ quan trọng. Điều này lại là điểm yếu của doanh nghiệp còn manh mún và nhỏ bé của Việt Nam", ông Vinh nói.

Cũng theo ông Vinh, các doanh nghiệp Việt Nam cần cải thiện hơn nữa trong thời gian tới về vấn đề quản trị. Một ví dụ cho thấy, năng suất sử dụng vốn giữa các doanh nghiệp cũng có sự khác nhau. Để tạo ra 1 USD, các doanh nghiệp nhà nước cần 1,6 USD đầu vào. Trong khi đó, doanh nghiệp nước ngoài chỉ mất 69 cent để tạo ra 1 USD. Doanh nghiệp tư nhân lại không cần dùng nhiều tiền đến như vậy, chỉ mất có 43 cent để tạo ra 1 USD.

Thực tế nêu trên có lý do là do doanh nghiệp chưa làm tốt vai trò quản trị. Trong đó có khả năng xác định chiến lược, tầm nhìn để có sự cạnh tranh. Những khả năng đó của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam rất yếu, đó cũng là nguyên nhân làm cho năng suất lao động đi xuống.


PGS. TS Vũ Minh Khương cho rằng, các 
doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm thấy các khuyết tật của cùng loại ở nước ngoài để tạo ra lợi thế cạnh tranh

PGS. TS Vũ Minh Khương cho rằng, các 
doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm thấy các khuyết tật của cùng loại ở nước ngoài để tạo ra lợi thế cạnh tranh

Tìm khuyết tật của sản phẩm đối phương làm lợi thế cạnh tranh

PGS. TS Vũ Minh Khương - ĐHQG Singapore cho rằng, năng suất lao động không tăng mà lương lại phải tăng, đó là dấu hiệu của bẫy thu nhập trung bình. Các giải pháp đổi mới và ứng dụng KHCN nhằm nâng cao năng suất lao động doanh nghiệp gồm có 4 tọng tâm: Quy trình sản xuất; ứng dụng KHCN, nghiên cứu và phát triển; tiếp thị và bán hàng; nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh của chính phủ.

Các trọng tâm này hướng đến mục tiêu: Tăng năng suất về sản lượng, giảm tốn phí vật tư, năng lượng/đơn vị sản phẩm; Tăng giá trị sản phẩm; tăng doanh số; giảm chi phí ngoài sản xuất.

Ông Khương ví dụ về việc nghiên cứu sản phẩm của Bóng đèn phích nước Rạng Đông để vượt qua sản phẩm của Trung Quốc, chiếm lĩnh thị trường. Qua nghiên cứu, phát hiện được các tính năng đặc biệt và khuyết tật của sản phẩm Trung Quốc, vì thế đã khơi thông được thế mạnh cho sản phẩm và tìm được đầu ra cho sản phẩm.

Một ví dụ khác tại Trung Quốc, có một doanh nghiệp sửa chữa containner với 60 công nhân vào năm 1987. Doanh nghiệp này nhìn thấy Trung Quốc xuất khẩu contenner nhiều hơn là nhập về. Đó là một cơ hội ra thế giới của sản phẩm. Trong khi sản xuất rất manh mún mặt hàng này ở khắp nơi trên đất nước Trung Quốc. Trong 20 năm, doanh nghiệp này đã trở thành doanh nghiệp thống lĩnh toàn cầu trong sản xuất contenner.

Hay một ví dụ của Samsung, để thu hút nhân tài, lãnh đạo tập đoàn Samsung đã ưu đãi nhân tài bằng cách đưa cho người tiến sĩ, kỹ sư được tuyển một tờ séc trắng và muốn ghi mức lương, mức đầu tư phòng thí nghiệm bao nhiêu thì tùy.

Cũng chính vì những chính sách trọng dụng nhân tài như vậy mà Samsung đã trở thành doanh nghiệp toàn cầu với nhiều sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng.

Theo PGS. TS Vũ Minh Khương, đặc điểm hoạch định và thực thi chính sách thế kỷ 21 có 3 nội dung cần lưu ý: Kiến tạo giá trị. Dựa vào công nghệ thông tin tăng hiệu quả và hiệu lực. Thấy trước xu thế toàn cầu, nhanh chóng nắm bắt đổi thay, học hỏi thấu đáo và kịp thời kinh nghiệm hay của thế giới. 

Đi vào năng suất chất lượng từ những bước nhỏ nhất

Chuyên gia Vũ Hồng Dân - Viện Năng suất Việt Nam cho rằng, làm thế nào để các doanh nghiệp ứng dụng giải pháp quản lý nhằm nâng cao năng suất doanh nghiệp? Có các bước để nâng cao năng suất. Một là giữ nguyên đầu ra và giảm đầu vào; giảm đầu ra ít hơn và giảm đầu vào nhiều hơn. Hai là tăng đầu ra nhiều hơn tăng đầu vào; tăng đầu ra giữ nguyên đầu vào; và tăng đầu ra, giảm đầu vào.


Chuyên gia Vũ Hồng Dân khuyên doanh nghiệp nên đi vào năng suất từ những bước nhỏ nhất

Chuyên gia Vũ Hồng Dân khuyên doanh nghiệp nên đi vào năng suất từ những bước nhỏ nhất

Cũng theo chuyên gia Vũ Hồng Dân, có 10 thương hiệu hàng đầu thế giới làm rất tốt việc nâng cao năng suất chất lượng, đó là: Coca-Cola, IBM, Microsft, GE, M, Samsung, Intel, Toyota.

Trong đó, ông chủ Sakichi Toyoda - người sáng lập ra Toyota từng đưa ra triết lý: "Không có con người tồi, chỉ có quá trình tồi!". Họ xác định rõ, kết quả sản phẩm được hình thành từ quá trình tạo ra nó. Ở tập đoàn Toyota, họ tạo ra sản phẩm tuyệt từ những người bình thường.

Còn ông chủ của GE lại cho rằng: Chiến thắng thuộc về người thông minh biết sử dụng các nguồn lực và luôn đổi mới sản phẩm, đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng. Thành quả là GE đã là tổ chức đứng đầu trong 50 qua ở toàn cầu. Thành quả của GE là họ đi vào năng suất, chất lượng từ những bước đầu tiên, rất nhỏ.


Bà Vũ Thị Thuận cho biết, hiện nay mỗi năm Traphaco đạt 2.000 tỷ đồng doanh thu nhờ áp dụng sáng tạo và cải tiến năng suất, ứng dụng khoa học công nghệ

Bà Vũ Thị Thuận cho biết, hiện nay mỗi năm Traphaco đạt 2.000 tỷ đồng doanh thu nhờ áp dụng sáng tạo và cải tiến năng suất, ứng dụng khoa học công nghệ

Theo bà Vũ Thị Thuận - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Traphaco, các doanh nghiệp dược đã sớm hội nhập quốc tế, ứng dụng công nghệ nâng cao năng suất. Cụ thể ở Traphaco, khoa học quản trị đã hỗ trợ rất lớn cho hoạt động của công ty.

"Traphaco đã triển khai dự án Hệ thống chỉ số đánh giá hoạt động chính KPIs từ tháng 8/2013 - 8/2014 với sự hỗ trợ của Viện Năng suất Việt Nam. Kết quả là các quyết sách của lãnh đạo cấp cao trong công ty thực hiện nhanh hơn khi có các báo cáo KPI hàng tháng, hàng quý, số liệu trực quan hơn và được cập nhật. KPI cũng thúc đẩy các bộ phận thực hiện đúng tiến độ, thúc đẩy sự phối hợp tích cực giữa các bộ phận nhằm đạt mục tiêu chung của công ty. Động lực làm việc của nhân viên được cải thiện đáng kể và điều này được thể hiện qua ý thức, thái độ cũng như tinh thần làm việc nhóm", bà Thuận cho biết.

Cũng theo bà Thuận, trong chiến lược phát triển, Traphaco lấy KHCN làm trọng tâm, lấy thị trường là định hướng... và cho đến thời điểm hiện nay, doanh nghiệp đã cán đích gần 2.000 tỷ đồng doanh thu mỗi năm. Trong đó các sản phẩm của Traphaco có chứa hàm lượng KH&CN rất cao. Trong 4 năm qua Traphaco luôn trong top các doanh nghiệp thương hiệu quốc gia.

Thep Vietq.vn