Chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật có được trợ cấp thôi việc?
Đối với trường hợp người lao động gần đủ tuổi nghỉ hưu (chưa đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật Lao động) mà chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật thì Công ty có trách nhiệm giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo đúng quy định.
Trường hợp nào coi là đơn phương chấm dứt HĐLĐ? Chấm dứt hợp đồng trước nghỉ hưu có được trợ... Chưa chấm dứt hợp đồng cũ, có được ký hợp... Trường hợp được thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao... Chế độ với trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ
Theo phản ánh của Công ty cổ phần Cấp nước Đà Nẵng qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp , hiện Công ty đang xảy ra tình trạng người lao động có hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn khi sắp đủ điều kiện nghỉ hưu theo Điều 187 Luật lao động 2012 (thường còn từ 6-18 tháng tính đến khi đủ tuổi nghỉ hưu) thì làm đơn xin chấm dứt HĐLĐ (có báo trước 45 ngày với Công ty) với lý do vì hoàn cảnh gia đình hoặc không đủ sức khỏe để tiếp tục làm việc.
Điều này, làm ảnh hưởng đến tình hình, kế hoạch tài chính của Công ty (do Công ty phải chi trả khoản trợ cấp thôi việc quá lớn vì đa số người lao động công tác lâu năm tại Công ty). Vậy, Công ty nên giải quyết như thế nào cho phù hợp đối với các trường hợp người lao động xin chấm dứt HĐLĐ (đối với HĐLĐ không xác định thời hạn) khi “cận hưu”. Nếu Công ty không đồng ý cho người lao động chấm dứt HĐLĐ đối với trường hợp trên thì có được không?
Về vấn đề này, Cục An quan hệ Lao động và Tiền lương - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 37 của Bộ luật Lao động thì người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ, nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
Theo quy định tại Khoản 9 Điều 36 của Bộ luật Lao động thì người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này thuộc một trong các trường hợp chấm dứt HĐLĐ.
Theo Điều 48 của Bộ luật Lao động và Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ thì khi HĐLĐ chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 Điều 36 và người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Người lao động chấm dứt HĐLĐ khi đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này thì không được hưởng trợ cấp thôi việc.
Như vậy, đối với trường hợp người lao động gần đủ tuổi nghỉ hưu (chưa đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật Lao động) mà chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật thì Công ty có trách nhiệm giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo đúng quy định.
Cách tính trợ cấp thôi việc được thực hiện theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động, Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ và Điều 8 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Theo Chinhphu.vn