Bộ LĐ-TB&XH lấy ý kiến dự thảo Nghị định tăng lương tối thiếu vùng từ 250.000 - 400.000 đồng.

(Dân trí) - Dự thảo tờ trình Nghị định đang được Bộ LĐ-TB&XH trưng cầu ý kiến trước khi trình Chính phủ phê duyệt. Nếu được thông qua, mức đề xuất này sẽ chính thức là mức tăng lương tối thiểu vùng tính từ ngày 1/1/12016. Dự thảo có thời hạn góp ý tới 4/11.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, mức tăng lương tối thiểu đáp vùng năm 2016  ứng được 80 % mức sống tiểu.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, mức tăng lương tối thiểu đáp vùng năm 2016 ứng được 80 % mức sống tiểu.

Bộ LĐ-TB&XH đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động. Theo đó, dự thảo Nghị định sẽ gồm 6 Điều, quy định 3 nội dung chính.

Về mức lương tối thiểu vùng, gồm 4 mức: Mức 3,5 triệu đồng, áp dụng đối với vùng I; mức 3,10 triệu đồng, áp dụng đối với vùng II; mức 2,7 triệu đồng, áp dụng đối với vùng III và mức 2,4 triệu đồng/tháng áp dụng đối với vùng IV.

Bộ LĐ-TB&XH giải thích, dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu trên (tăng từ 250 nghìn đồng - 400 nghìn đồng so với hiện hành năm 2015, tương ứng với mức tăng theo tỷ lệ phần trăm từ 11,6 - 12,9% tùy theo từng vùng) được tính toán dựa trên cơ sở bù đủ trượt giá sinh hoạt năm 2014 dự kiến khoảng 4% - 5% để bảo đảm tiền lương thực tế cho người lao động.

Mức tăng cải thiện theo mức tăng năng suất lao động xã hội khoảng 3% - 3,5% và điều chỉnh tăng thêm ở mức vừa phải (khoảng 4 - 5%) để thực hiện lộ trình điều chỉnh bảo đảm nhu cầu tối thiểu của người lao động.

Trước đó, ngày 3/9, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã họp lần 3 và thống nhất mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 lên từ 250.000 - 400.000 đồng, tương đương với tỉ lệ trung bình 12,4 %.

Đây là kết quả của quá trình đàm phán căng thẳng giữa Tổng LĐLĐ VN - đại diện cho người lao động và Phòng Thương mại và Công nghiệp VN - đại diện cho giới chủ. Kết quả đề xuất mức tăng 12,4% được 92,8 % thành viên Hội đồng tiền lương thông qua.

Nếu thực hiện theo phương án trên, dự thảo Nghị định được kỳ vọng đáp ứng được khoảng từ 87%-90% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ tùy theo từng vùng.

Về phía doanh nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, khi thực hiện phương án nêu trên cũng không ảnh hưởng quá lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Vì mức tiền lương thấp nhất các doanh nghiệp thực tế đang trả cho người lao động nhìn chung cao hơn mức lương tối thiểu vùng năm 2015 (vùng I là 3,5 triệu đồng/tháng, vùng II là 3,39 triệu đồng/tháng, vùng III là 3,14 triệu đồng/tháng và vùng IV là 2,85 triệu đồng/tháng).

“Mặt khác, doanh nghiệp chủ yếu phải tăng thêm phần đóng bảo hiểm xã hội (dự báo chi phí sản xuất tính bình quân chung của các doanh nghiệp tăng khoảng 0,46%, trong đó ngành dệt may tăng khoảng 2,77% và ngành giày da tăng khoảng 2,71%)” - trích nội dung tờ trình Nghị định.

Về địa bàn áp dụng, dự thảo Nghị định cơ bản giữ nguyên 4 vùng và danh mục địa bàn ở 4 vùng theo quy định tại Nghị định số 103/2014/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ; đồng thời có điều chỉnh, bổ sung tên một số địa bàn theo các Nghị quyết của Chính phủ về thành lập thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, cụ thể:

Điều chỉnh phân vùng từ vùng IV lên vùng III theo đề nghị của các địa phương, gồm: thị xã Quảng Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh; thị xã Giá Rai thuộc tỉnh Bạc Liêu; thị xã Cai Lậy và huyện Chợ Gạo thuộc tỉnh Tiền Giang; thị xã Vĩnh Châu và thị xã Ngã Năm thuộc tỉnh Sóc Trăng.

Cuối vùng, về thời điểm áp dụng, được thực hiện từ ngày 1 tháng 1 năm 2016.

Để bổ sung cho tờ trình, Bộ LĐ-TB&XH đưa ra những căn cứ tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương cho thấy, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng nêu trên phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, không gây tăng đột biến chi phí, từng bước tiếp cận nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, góp phần bảo đảm đời sống của người lao động.

Năm 2015, các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội có sự thay đổi theo hướng tích cực, trong đó mức tăng trưởng kinh tế (GDP) theo Nghị quyết của Quốc hội là 6,2%, thực tế 6 tháng đầu năm tăng 6,28%; Chỉ số giá tiêu dùng theo Nghị quyết của Quốc hội tăng khoảng 5%, thực tế 6 tháng đầu năm tăng 0,55% so với tháng 12/2014;

Mức tiền lương của người lao động trên thị trường lao động vẫn tiếp tục ổn định và tăng trưởng, theo số liệu điều tra cho thấy mức lương bình quân của người lao động trong các loại hình doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2015 đạt 5,37 triệu đồng/người/tháng, tăng 5,3% so với năm 2014 và ước thực hiện cả năm 2014 khoảng 5,5 triệu đồng/người/tháng, tăng 7,8% so với năm 2014.

“Theo tính toán thì mức lương tối thiểu vùng năm 2015 quy định tại Nghị định số 103/2014/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ mới chỉ đáp ứng khoảng từ 82%-84% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ tùy theo từng vùng” - trích nội dung tờ trình Nghị định.

Hoàng Mạnh