8 cách người thông minh biến thất bại thành lợi thế
Thất bại là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống, nhưng người thông minh biết cách biến chúng thành lợi thế.
Một trong những rào cản lớn nhất trên con đường đến thành công là nỗi sợ thất bại, tồi tệ hơn bản thân nỗi sợ hãi vì nó đẩy bạn rơi vào cuộc sống không một cơ hội nào có thể thành hiện thực.
“Thành công là kết quả có được sau thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi lòng nhiệt huyết” - Winston Churchill.
Điều này nghe có vẻ dễ dàng và mang tính trực giác, nhưng sẽ rất khó để thực hiện khi hệ quả của sự thất bại rất đáng kể và dữ dội. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng những ý kiến phản hồi tích cực làm tăng cơ hội thành công của mọi người vì chúng tiếp thêm tinh thần lạc quan mà bạn có được khi tập trung vào mục tiêu.
Thomas Edison là một ví dụ điển hình. Edison đã thử 1.000 lần trước khi phát minh ra bóng điện. Khi được hỏi ông cảm thấy thế nào khi thất bại 1.000 lần, Edison trả lời “Tôi không thất bại 1.000 lần. Bóng đèn điện là phát minh với 1.000 bước”.
Thái độ này của Edison là điều tách biệt thành công ra khỏi thất bại. Thomas Edison không phải là người duy nhất có thái độ này. Các bản thảo truyện Harry Potter của J.K.Rowling chỉ được chấp nhận sau khi 12 nhà xuất bản từ chối. Oprah Winfrey mất việc phát thanh viên tin tức đài Baltimore vì đưa quá nhiều cảm xúc vào các câu chuyện của bà, phẩm chất tạo nên thương hiệu của Winfrey. Henry Ford 2 lần mất chỗ hỗ trợ tài chính trước khi ông có thể sản xuất chiếc ôtô đầu tiên, và danh sách này còn nhiều nhiều nữa.
“Bạn nghĩ rằng mình có thể hay không thể, bạn đều đúng” - Henry Ford.
Vậy, điều gì tạo ra sự khác biệt giữa những người để cho thất bại cản trở mình và những người biến thất bại thành lợi thế?
Những hành động bạn thực hiện khi đối mặt với thất bại sẽ cho thấy khả năng “hồi phục” của bạn và chúng có những tác động đáng kể về cách những người khác nhìn nhận về bạn và lỗi sai của bạn. Dưới đây là những hành động bạn phải thực hiện khi thất bại để giúp bạn thành công trong tương lai và cho phép những người khác thấy được tình thần lạc quan của bạn bất chấp thất bại.
1. Tự mình xua tan tin xấu
Nếu bạn phạm sai lầm, đừng cầu nguyện và hy vọng không ai biết vì chắc chắn ai đó sẽ biết, điều đó là bất khả kháng. Khi một ai đó chỉ ra thất bại của bạn, thất bại đó sẽ biến thành 2. Nếu bạn im lặng, mọi người sẽ tự hỏi tại sao bạn không nói gì và họ có thể cho rằng đó là vì hèn nhát hoặc “ngu dốt”.
2. Đưa ra giải thích, nhưng đừng bao biện
Những sai lỗi của bạn thực sự làm rõ hình ảnh của bạn. Chúng cho thấy sự tự tin, trách nhiệm và tính liêm chính. Hãy chắc chắn bạn luôn đảm bảo đúng sự thật.
3. Lên kế hoạch sửa chữa
Thừa nhận sai lầm là một việc, nhưng bạn không thể kết thúc ở đó. Những gì bạn làm tiếp theo rất quan trọng.
Thay vì đứng đó, chờ đợi ai đó đến để dọn dẹp đống lộn xộn của bạn, hãy tự đưa ra giải pháp. Sẽ tốt hơn nếu bạn có thể nói với lãnh đạo của bạn (hoặc bất kỳ ai) những biện pháp cụ thể bạn đã làm để giải quyết vấn đề và đưa mọi chuyển trở lại đúng quỹ đạo.
4. Có kế hoạch phòng hộ
Cùng với kế hoạch sửa chữa, bạn cũng nên có kế hoạch để tránh vấp phải những sai lầm tương tự trong tương lai. Đây là cách tốt nhất để tái đảm bảo với mọi người rằng sẽ có kết quả tốt đẹp từ thất bại của bạn.
5. Lại lên lưng ngựa
Điều quan trọng là bạn không được để thất bại khiến bạn sợ hãi. Đây là có suy nghĩ sẽ khiến bạn “mất ăn mất ngủ” mỗi khi bạn mắc sai lầm.
Hãy dành đủ thời gian để tiếp nhận những bài học từ thất bại và ngay khi bạn thực hiện được việc này, hãy quay lại điểm xuất phát và thử lại một lần nữa. Chờ đợi chỉ khiến những cảm giác tồi tệ nảy nở thêm và làm tăng cơ hội bạn sẽ mất kiểm soát.
Thái độ của bạn khi đối mặt với thất bại cũng quan trọng như những hành động bạn thực hiện. Biến thất bại thành lợi thế sẽ cần đến sự kiên cường và sức mạnh tinh thần. Khi bạn thất bại, có 3 thái độ bạn cần gìn giữ và duy trì.
6. Sự nhận thức là yếu tố quan trọng nhất để đối phó với thất bại. Những người có “kỹ năng” đứng dậy sau thất bại thường cho rằng thất bại là do những gì họ làm, những hành động sai lầm hoặc sơ suất nào đó, chứ không phải yếu tố bên ngoài.
Những người không giỏi trong việc xử lý thất bại thường có xu hướng đổ lỗi cho sự lười nhác, thiếu sự thông minh hoặc một phẩm chất cá nhân nào đó, ngụ ý rằng họ không thể kiểm soát được tình hình.
7. Sự lạc quan là một đặc điểm khác của những người đứng lên sau thất bại. Tinh thần lạc quan giúp mọi người nhìn nhận thất bại là điều kiện không thể thiếu trên con đường đến thành công. Họ coi mỗi thất bại là một “viên gạch” xây lên thành công sau cùng.
8. Sự kiên định. Lạc quan là cảm giác về sự chắc chắn, kiên định là những gì bạn làm với tinh thần lạc quan. Khi những người khác nói “Thế là đủ” và quyết định từ bỏ và về nhà, những người kiên định quên đi thất bại và tiếp tục.
Những người kiên định rất đặc biệt vì tinh thần lạc quan của họ không bao giờ chết. Đây chính là yếu tố giúp họ trở nên vĩ đại và đứng dậy sau thất bại.
Theo Doanh nhân Sài gòn