1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

6 nghề du lịch được dịch chuyển tự do trong ASEAN

Sẽ có giáo trình dạy nghề du lịch chung cho 10 nước Đông Nam Á...

Việt Nam phải tính tới các chính sách thu hút và giữ chân nhân tài trong một môi trường cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của khu vực ASEAN.
Việt Nam phải tính tới các chính sách thu hút và giữ chân nhân tài trong một môi trường cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của khu vực ASEAN.

Từ năm 2007, các nước ASEAN đã bắt đầu ngồi lại với nhau bàn về “Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về lao động du lịch trong ASEAN (MRA-TP)” nhằm tạo sự dịch chuyển tự do trong ASEAN của lao động du lịch ở một số nghề nhất định.

Sau khoảng 8 năm thoả thuận, các nước ASEAN đã thống nhất cho phép 6 nghề được dịch chuyển tự do không kèm điều kiện đào tạo. Đó là các nghề: lễ tân, buồng, phục vụ nhà hàng, chế biến món ăn, điều hành du lịch, đại lí lữ hành.

Theo lời ông Hà Văn Siêu, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, thì đây là 6 nghề thu hút nhiều lao động nhất trong số gần 40 nghề của ngành du lịch.

Ông nói, theo lộ trình, Việt Nam sẽ chính thức gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015, và AEC sẽ là một thị trường lớn với hơn 600 triệu dân và tổng GDP hơn 2.000 tỷ USD.

Do đó ASEAN đang gấp rút hoàn thiện các yếu tố đảm bảo cho MRA-TP có hiệu lực và chính thức áp dụng vào đầu năm 2016 để kịp thời điểm với việc AEC chính thức hình thành.

Đến nay các nước ASEAN đã hoàn thành xây dựng bộ tiêu chuẩn nghề, giáo trình đào tạo du lịch chung cho 6 nghề du lịch này và các cơ sở đào tạo phải sử dụng giáo trình này.

Về phía Việt Nam, ngành du lịch đã lựa chọn và đề cử nhân sự phù hợp tham gia các chương trình đào tạo do ASEAN tổ chức để phát triển đội ngũ Đào tạo viên ASEAN và Đánh giá viên ASEAN đối với các nghề buồng, chế biến món ăn, lễ tân và phục vụ nhà hàng.

Việt Nam cũng đã tham gia xây dựng, phổ biến các tài liệu hướng dẫn đào tạo, đánh giá lao động du lịch theo các tiêu chuẩn nghề và giáo trình đào tạo du lịch chung trong ASEAN.

Ngành du lịch Việt Nam còn đang xây dựng và phát triển hệ thống tiêu chuẩn nghề du lịch quốc gia để có đủ các bộ tiêu chuẩn phục vụ so sánh và công nhận tương đương với các tiêu chuẩn nghề chung trong ASEAN...

Ông Hà Văn Siêu nhấn mạnh thêm, do sự dịch chuyển lao động du lịch ở 6 nghề này sẽ trở nên tự do, nên Việt Nam phải tính tới các chính sách thu hút và giữ chân nhân tài trong một môi trường cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của khu vực ASEAN.

Theo VNeconomy.vn