5 điểm mới của Luật BHXH có lợi cho người lao động

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã có hiệu lực từ ngày1/1/2016 với rất nhiều điểm mới quan trọng theo hướng cólợi cho người lao động. Luật quy định chi tiếthơn một số chính sách về bảo hiểm xã hội so với hiện hành và bổ sung thêm nhiềuchính sách mới có lợi cho người lao động. Đặc biệt, năm 2016, chưa có thay đổi về tỷ lệ % đóng BHXH bắt buộc.

5 điểm mới của Luật BHXH có lợi cho người lao động - 1

Cụ thể, năm 2016, tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc là 26% tiền lương tháng, mức đóng này được giữ từ ngày 1-1-2014 đến nay và chưa thay đổi. Trong đó, NLĐ đóng bằng 8% tiền lương tháng đóng BHXH (vào quỹ hưu trí và tử tuất); người sử dụng lao động đóng bằng 18% tiền lương tháng đóng BHXH (14% vào quỹ hưu trí, tử tuất; 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, 3% vào quỹ ốm đau, thai sản).

Từ 1-1-2016, những người hưởng lương theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định (như công chức, viên chức nhà nước), thì tiền lương để tính đóng BHXH không thay đổi, vẫn đóng BHXH theo tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Tuy nhiên, theo Luật BHXH 2014 thì đối với NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, thì sẽ thực hiện theo lộ trình: Từ ngày 1-1-2016 đến 31-12-2017, tính đóng BHXH theo mức lương và phụ cấp lương ghi trong hợp đồng lao động (HĐLĐ). Như vậy, so với quy định trước đây, tiền lương tính đóng BHXH giai đoạn 2016-2017 có thêm khoản phụ cấp lương.

Từ ngày 1-1-2018, trở đi tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác ghi trong HĐLĐ.

Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội

Luật BHXH 2014 cũng mở rộng bổ sung thêm 3 đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Bao gồm: Cán bộ xã không chuyên trách (thực hiện chế độ hưu trí và tử tuất) thực hiện từ năm 2016; Người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài (không nhất thiết đã tham gia BHXH trước khi đi); Người lao động theo HĐLĐ có thời hạn từ 1 đến 3 tháng (từ năm 2018); Lao động là người nước ngoài (năm 2018).

Bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng được thay đổi, không khống chế tuổi trần, hạ mức sàn thu nhập làm căn cứ đóng, đa dạng các phương thức đóng. Đặc biệt, Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho một số đối tượng.

Tăng mức trợ cấp ốm đau

Các mức trợ cấp ốm đau được điều chỉnh tăng so với quy định hiện hành. Cụ thể, mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 24 ngày thay vì chia 26 ngày như hiện hành. Mức hỗ trợ ốm đau dài ngày (sau 180 ngày) tăng lên 50% thay vì 45% như hiện nay.

Sửa đổi quy định mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Bổ sung chế độ thai sản

Luật Bảo hiểm xã hội mới điều tăng thời gian hưởng thai sản khi sinh con lên 6 tháng cho phù hợp với Bộ luật Lao động.

Luật cũng thêm chế độ lao động nam được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con. Theo đó, lao động nam có vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 5 ngày làm việc đối với trường hợp sinh thường và 7 ngày làm việc đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi; 10 ngày nếu sinh đôi và thêm 3 ngày/con nếu sinh 3 trở lên; 14 ngày nếu sinh 2 trở lên mà phải phẫu thuật. Mục đích của việc bổ sung quy định này là nhằm đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới, nguyên tắc đóng - hưởng (vì người sử dụng lao động vẫn phải đóng BHXH vào quỹ ốm đau, thai sản cho lao động nam). Mặt khác, trong thực tế khi người vợ sinh con, người cha vẫn phải nghỉ việc một số ngày để chăm sóc vợ và con nhỏ.

Bổ sung quy định trợ cấp một lần khi sinh con đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội.

Đối với lao động nữ khó mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của bác sĩ muốn được nhận chế độ thai sản chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thay vì 6 tháng như quy định trước đó.

Luật mới cũng bổ sung chế độ thai sản cho lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.

Điều chỉnh chế độ hưu trí

Luật mới quy định lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu đối với những trường hợp suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Theo đó, sửa đổi điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên theo hướng: tăng dần mỗi năm 1 tuổi từ 01/01/2016 đến khi nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi trở lên (hiện nay là nam 50 và nữ 45 tuổi trở lên); đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì tuổi nghỉ hưu là nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi;

BHXH một lần:

Luật tăng mức trợ cấp BHXH một lần từ 1,5 tháng lên 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH mỗi năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi.

Luật này cũng sửa đổi điều kiện hưởng BHXH một lần theo hướng hạn chế tối đa việc hưởng BHXH một lần, trừ một số trường hợp đặc biệt như: đã hết tuổi lao động mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc ra nước ngoài để định cư hợp pháp hoặc mắc các bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên, nhằm giải quyết nhu cầu phần đông của người lao động Quốc hội ban hành Nghị quyết số 93/2015/QH13 (vẫn tiếp tục áp dụng Điều 55 Luật BHXH năm 2006 về quy định hưởng BHXH 1 lần, đồng thời giữ nguyên Điều 60 Luật BHXH năm 2014).

Sửa đổi quy định về mức phạt tiền lãi đối với số tiền chưa đóng, chậm đóng bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng BHXH (hiện nay bằng lãi đầu tư của quỹ BHXH).

Quy định này nhằm hạn chế tình trạng trốn đóng BHXH do mức lãi tương đối cao, đồng thời hạn chế được việc chậm đóng BHXH do người sử dụng lao động chiếm dụng tiền đóng BHXH để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh thay vì phải đi vay ngân hàng với lãi xuất cao hơn và thủ tục phức tạp hơn.

(Khoản 3 Điều 122 Luật BHXH 2014)

Theo Báo Pháp luật TPHCM