4 bí quyết thúc đẩy sự liều lĩnh của nhân viên

Lần cuối cùng bạn dám mạo hiểm nắm lấy rủi ro lớn là lúc nào? Nhiều người tránh những rủi ro liên quan đến việc kinh doanh nhưng đây hiếm khi là con đường dẫn tới thành công.

4 bí quyết thúc đẩy sự liều lĩnh của nhân viên

Ở những công ty thành công, không chỉ những người ra quyết định mới là người chấp nhận rủi ro. Những nhân viên trong toàn bộ các tổ chức này cũng thực hiện điều đó.

Vậy làm sao để tạo ra văn hóa “không sợ” và giúp nhân viên dám nắm lấy rủi ro?

1. Thúc đẩy những giá trị cốt lõi khuyến khích việc chấp nhận rủi ro

Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của ngôn từ, lời nói hay văn bản. Những thứ này có thể làm ảnh hưởng đến tư duy của nhân viên và gây chấn động trong toàn bộ một tổ chức.

Bởi vậy những biểu hiện của các giá trị cốt lõi - thứ mà khuyến khích việc chấp nhận rủi ro nên được hiển hiện ở khắp mọi nơi và được hỗ trợ bằng các ví dụ về sự kiện thành công.

Đó có thể từ hình nền máy tính, chương trình một cuộc họp, chữ ký email, băng rôn, khẩu hiệu hay bất cứ vật dụng văn phòng phẩm nào ở công ty.

Những nhân viên biết rằng công ty sẽ phản hồi lại cũng nhưng ủng hộ họ mạo hiểm với những ý tưởng mới thì sẽ cố gắng để tạo ra những kết quả tuyệt vời.

2. Tạo áp lực tích cực cho việc dám chấp nhận rủi ro

Hãy thiết lập những mục tiêu gần như không thể đạt được, nhưng không phải thiết lập cho bản thân bạn hay đội ngũ của bạn bị trừng phạt vì không đạt được. Thay vào đó, chiến thuật này tạo ra một nền văn hóa có thể ngăn chặn những than thở và thay thế bởi áp lực tích cực và khen thưởng cho việc dám nhận rủi ro.

Kết quả là, các nhân viên sẽ dám mạo hiểm và từ chối các tiêu chuẩn thực hành theo lối mòn vốn được sử dụng để đạt được mục tiêu. Để làm được vậy phải có tầm nhìn rằng, thất bại là một vùng cơ hội.

Nhà lãnh đạo cần thắt chặt những ưu đãi với các mục tiêu hoặc thông qua phần thưởng tài chính hoặc các hình thức khác để ghi nhận nhân viên. Động lực lớn nhất không phải là tiền bạc mà là chiến thắng cá nhân.

Điều này đặc biệt đúng khi một nhân viên đã được nói về điều gì đó không thể làm được, nhưng anh ta hoặc cô theo đuổi và đã chứng minh rằng tuyên bố sai. Đó là lý do tại sao cần thuê những cá nhân dám theo đuổi thành công, họ sẽ dẫn dắt sự thành công của công ty.
3. Tuyển dụng người sắc bén và ham hiểu biết

3. Tuyển dụng người sắc bén và ham hiểu biết

Những nhân viên sẽ thúc đẩy hoặc phá vỡ một công ty. Nếu muốn đẩy công ty đi xa hơn về phía trước, hãy tuyển dụng những người có tiềm năng dám chấp nhận rủi ro. Những cá nhân này có thể được xác định bởi thái độ khinh thị của họ với những gì đang giả định là sự thật.

Trong phạm vi kỹ năng đa dạng của mình, họ thường đặt câu hỏi về hiện trạng công ty và có kiến ​​thức về những lĩnh vực của họ. Đây là một chỉ số lớn về khả năng suy nghĩ sáng tạo.

Trong cuộc phỏng vấn, hãy kiểm tra quá trình suy nghĩ của những ứng viên để xem họ đang liên kết ra sao với những giá trị rủi ro của công ty. Hai câu hỏi đó sẽ xác định cá nhân nổi bật là "Chúng tôi có thể trông chờ vào bạn 24 giờ một ngày không?" và "Bạn có thực sự muốn làm việc ở đây không?". Các câu này có vẻ hiển nhiên nhưng cách trả lời sẽ giúp bạn nhận ra đâu là ứng viên tiềm năng.

4. Nhấn mạnh thành công của nhân viên

Tương tự như sức mạnh của việc khen ngợi bằng văn bản, việc kể chuyện truyền miệng là một cách cơ bản để thúc đẩy và truyền cảm hứng cho những người khác. Hãy chia sẻ những giai thoại và học hỏi từ các nhà lãnh đạo đã đương đầu với những rủi ro đáng kể trong công ty.

Các loại khác nhau của câu chuyện gây được tiếng vang tốt hơn so với những thứ khác. Câu chuyện về những cá nhân nhận một nhiệm vụ bên ngoài vùng thoải mái của họ và mang lại thành công cho toàn bộ tổ chức là động lực tuyệt vời. Điều quan trọng nhất là truyền tải một câu chuyện có thật và tạo cảm hứng cho nhân viên.
Theo Doanh nhân Sài gòn