Lao động VN bị hành hung ở Algeria - bài 9:

14h ngày 17/11, 13 lao động VN từ Algeria đã về tới Nội Bài

(Dân trí) - Sau nhiều thời gian chịu đói và chờ đợi do phải nối chuyến bay tuyến từ Algeria qua Dubai, Bangkok. Cuối cùng, đúng 14h ngày 17/11, nhóm 13 lao động trong số 57 lao động VN của Công ty Simco Sông Đà bị chủ thầu Trung Quốc hành hung đã về tới sân bay Nội Bài (Hà Nội).

Phóng viên Dân trí đã ghi lại những hình ảnh đầu tiên của người lao động khi họ vừa xuống sân bay Nội Bài.


Bà Lưu Thị Hoàng vợ của lao động Nguyễn Hữu Hạnh, chia sẻ với báo chí: Từ ngày nghe tin chồng tôi bị chủ dọa đánh, chúng tôi không có gì mong muốn hơn là đưa chồng về nước.

Bà Lưu Thị Hoàng vợ của lao động Nguyễn Hữu Hạnh, chia sẻ với báo chí: "Từ ngày nghe tin chồng tôi bị chủ dọa đánh, chúng tôi không có gì mong muốn hơn là đưa chồng về nước".

Nhiều người thân ra sân bay đón lao động từ Algeria tại sân bay Nội Bài.
Nhiều người thân ra sân bay đón lao động từ Algeria tại sân bay Nội Bài.

Cháu Phùng Gia Bảo 3 tuổi cùng bố là Phùng Quốc Việt ra đón ông Nguyễn Ngọc Trì - 47 tuổi - là thành viên trong nhóm 13 lao động từ Algeria vè nước.

Cháu Phùng Gia Bảo 3 tuổi cùng bố là Phùng Quốc Việt ra đón ông Nguyễn Ngọc Trì - 47 tuổi - là thành viên trong nhóm 13 lao động từ Algeria vè nước.

Nhóm lao động đầu tiên bước xuống sân bay. Câu nói đầu tiên của nhiều người là: Đã sống rồi
Nhóm lao động đầu tiên bước xuống sân bay. Câu nói đầu tiên của nhiều người là: "Đã sống rồi"

Chúng tôi rất lo lắng cho những lao động trong nhóm còn đang bị kẹt tại Algeria. Vì nghe nói phía nhà thầu TQ chưa cho về do chưa nộp tiền bồi thường - một lao động chia sẻ tại sân bay.

"Chúng tôi rất lo lắng cho những lao động trong nhóm còn đang bị kẹt tại Algeria. Vì nghe nói phía nhà thầu TQ chưa cho về do chưa nộp tiền bồi thường" - một lao động chia sẻ tại sân bay.


Hợp đồng ở VN là công nhật, nhưng sang bên Algleria nhà thầu bắt làm khoán. Chúng tôi lo sợ bị đánh đập - một lao động chia sẻ

"Hợp đồng ở VN là công nhật, nhưng sang bên Algleria nhà thầu bắt làm khoán. Chúng tôi lo sợ bị đánh đập" - một lao động chia sẻ

Lao động Nguyễn Hữu Cẩn - Thạch Thất (Hà Nội): Tôi phải mặc áo rách để về nước.
Lao động Nguyễn Hữu Cẩn - Thạch Thất (Hà Nội): "Tôi phải mặc áo rách để về nước".
Chiếc áo của lao động Nguyễn Hữu Cẩn bị rách với dòng chữ: Không có bảo hộ lao động
Chiếc áo của lao động Nguyễn Hữu Cẩn bị rách với dòng chữ: Không có bảo hộ lao động

Nụ cười hiếm hoi của 2 lao động khi biết chắc mình đã về tới quê hương.

Nụ cười hiếm hoi của 2 lao động khi biết chắc mình đã về tới quê hương.

Các lao động chia sẻ: Chúng tôi không phá hợp đồng nên không thể đòi hỏi chúng tôi bồi thường toàn bộ chi phí.
Các lao động chia sẻ: Chúng tôi không phá hợp đồng nên không thể đòi hỏi chúng tôi bồi thường toàn bộ chi phí.

Hoàng Mạnh (thực hiện)