1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

10 điều bạn nên từ bỏ để trở nên giàu có và thành công

Để cất cánh và thành công lớn, bạn cần phải đánh giá cẩn thận con người bạn, nhận ra những thói quen xấu có thể kéo lùi bạn.

Khi nói đến sự giàu có và thành công, chúng ta có xu hướng cố định những điều mà chúng ta cần phải đạt được trong tương lai để hoàn thành mục tiêu của mình. Tuy nhiên, cũng có những thói quen cố hữu có thể kéo lùi bạn.

Để cất cánh và thành công lớn, bạn cần phải đánh giá cẩn thận con người bạn. Tin tốt lành là các thói quen và quan niệm không tốt của bạn có thể bị loại bỏ, bắt đầu từ hôm nay.

Vì vậy, hãy bước tới thành công và sự giàu có bằng cách từ bỏ 10 điều sau:

1. Nghi ngờ

"Tôi luôn biết tôi sẽ trở nên giàu có, tôi không nghĩ là tôi đã từng nghi ngờ nó trong một phút giây nào." -Warren Buffett từng nói như thế

Bạn đang vô tình phá hủy sự tiến bộ của bạn khi bạn luôn có tâm trạng tiêu cực. Hành trình của bạn tới thành công bắt đầu ngay khi bạn để não của mình tin rằng đây là nơi bạn muốn đi. Nếu bạn có đức tin, thì bạn không nên kì vọng về những thành công.

10 điều bạn nên từ bỏ để trở nên giàu có và thành công - 1

Thay vì tạo ra kẻ thù tồi tệ nhất cho mình, hãy tìm cách để bạn có được tâm trạng thoải mái thông qua việc nuôi dưỡng những ý nghĩ tích cực, sẽ truyền cảm hứng cho bạn tiếp tục đạt được mục đích của mình.

2. Quyết định bốc đồng

Sau nhiều năm làm trong ngành tài chính, tôi đã thấy nhiều người đã hủy hoại kế hoạch tài chính vốn đã được thực hiện trong hàng thập kỉ vì cảm xúc của họ. Và môi trường làm việc căng thẳng cũng có thể tạo ra điều tệ hại này.

Khi những người thành công thấy mình trong tình huống mà họ cực kỳ tức giận, buồn hoặc thất vọng, họ sẽ không ra quyết định trong những lúc như vậy. Đơn giản, bạn chỉ cần đợi đến khi tâm trạng của mình cân bằng trở lại để ra những quyết định có thể đóng một vai trò rất lớn trong thành công mà mình có thể đạt được.

3. Thích nghe những lời khen

"Sự tự tin phải đến từ bên trong. Các yếu tố bên ngoài có thể giúp một phần nào, nhưng bạn phải xây dựng sự tự tin của chính mình." -Steve Jobs từng nói như thế.

Không ai có thể bênh vực cho bạn hoặc tạo ra một điều gì đó ngoài chính bạn. Bạn phải biết tự ủng hộ mình. Bạn phải tin vào sự thành công của chính mình, và điều này có nghĩa là, nếu cơ hội tốt không xuất hiện, bạn nên tạo ra nó.

4. Không thể tự kiểm soát bản thân

Việc người khác bàn tán xì xào về bạn là điều khó tránh. Nhưng nếu bạn cứ chú ý đến nó, bạn sẽ tự hạn chế sự chú ý mà bạn có thể dành cho những thứ quan trọng.

Đây không phải là cái cớ để làm việc cẩu thả, nhưng bạn phải nên nỗ lực với những điều trong tầm tay của bạn. Ví dụ, nếu bạn đang rời khỏi vùng an toàn của mình và học một kỹ năng mới, hãy chấp nhận rằng sẽ có một số vấp ngã. Sự linh hoạt giữa những nghịch cảnh là một đức tính bạn phải thực hành để tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của bạn.

5. Làm vui lòng người khác.

Ai cũng muốn được chú ý, là người dẫn đầu, trở thành những người thay đổi cuộc chơi. Do đó, không phải lúc nào cũng có người khen ngợi bạn. Bạn phải chứng tỏ bản thân thông qua các công việc khó khăn khi mà người khác có thể sẽ không tin tưởng và khen ngợi bạn.

Như Sheryl Sandberg, Giám đốc điều hành Facebook, từng nói, "Các nhà lãnh đạo nên cố gắng tìm kiếm tính xác thực hơn sự hoàn hảo."

Hãy đừng làm việc chỉ để người khen bạn - hãy những việc cần để bạn hoàn thiện tầm nhìn của mình

6. Đổ lỗi

"Nếu bạn bừa bãi, đó không phải lỗi của bố mẹ bạn, vì vậy đừng e ngại về những sai lầm của bạn, hãy học hỏi từ chúng." -Bill Gates từng nói như thế.

Nếu bạn không làm tốt vào lúc này, đừng phàn nàn và không nên đổ lỗi - nó sẽ chỉ mất thời gian và bạn sẽ chỉ chuốc lấy phiền hà mà thôi.

Nếu bạn dám chịu trách nhiệm về kết quả công việc và quyết định của bạn, nó sẽ dạy cho bạn sự khiêm tốn và cung cấp cho bạn những trải nghiệm vô giá mà bạn có thể mang theo khi bạn tiến đến gần mục tiêu của mình hơn.

7. Làm quá nhiều việc cùng lúc

Một nghiên cứu của Đại học California, Berkeley, nhận thấy rằng, trung bình, nhân viên văn phòng sẽ mất tập trung sau 11 phút, trong khi phải mất 25 phút để họ đạt được trạng thái năng suất tốt.

Đó là lý do tại sao bạn không nên làm quá nhiều việc cùng lúc, và tập trung tất cả năng lượng của bạn vào những điều quan trọng, điều này là rất quan trọng cho việc tạo ra của cải. Hãy quý trọng thời gian của bạn bằng cách nghĩ đến nó giống như là tiền đã thúc đẩy bạn làm việc chăm chỉ cho những gì bạn đang nhắm tới.

8. Công ty không tốt

Oprah Winfrey đã từng nói, "chỉ nên kết giao với những người sẽ nâng bạn lên tầm cao hơn."

Có thể bạn đã nghe lời khuyên này khi còn niên thiếu và các nghiên cứu cho thấy rằng cha mẹ bạn đã đúng: Công ty bạn tiếp tục ảnh hưởng đến thành công bạn tạo ra.

Tất nhiên, thách thức là chúng ta không thể luôn chọn người mà chúng ta tương tác với hàng ngày. Nhưng có khả năng nhận ra Negative Nancies - và bỏ qua năng lượng xấu của chúng - là công cụ để thiết lập một suy nghĩ tích cực.

9. Từ bỏ

JK Rowling, người đã trở thành một tỷ phú sau khi từng bị các nhà xuất bản từ chối hàng trăm lần, đã từng nói, "Không thể sống mà không làm bất cứ điều gì, nếu bạn quá thận trọng bạn mặc nhiên là thất bại. "

Người cực kì thành công không bao giờ nói “không”. Thay vào đó, họ tìm ra cách mới để biến sự từ chối thành các mốc quan trọng. Đừng ngại vì bị từ chối nhé!

Hãy nhớ rằng thất bại là mẹ thành công và không nên bỏ cuộc. Hãy kiên trì và kiên cường để hồi phục lại và thử lại. Mỗi lần bạn rũ bỏ thất bại và thử lại, bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn.

10. Chi tiêu không hợp lí

Một nghiên cứu tiến hành trong số những người tiêu dùng kiếm được hơn 100.000 USD/năm cho thấyđiều đáng ngạc nhiên là phần lớn trong số họ không sở hữu xe hơi hạng sang, và họ mua sắm tại các cửa hàng như Target và Walmart.

Lý do là họ nhận ra giá trị mà đầu tư dài hạn có thể có được ưu tiên hơn là chi tiêu cho những thứ phù phiếm. Một điều mà hầu như mọi người triệu phú và tỷ phú đều có điểm chung là họ dành một khoản tiền lớn vào tài khoản đầu tư.

Nếu bạn đang đấu tranh để giảm việc chi tiêu, hãy cân nhắc kế hoạch 20-30-50, dành 20% tiền lương của bạn để đầu tư (hoặc trả nợ), 30% để thỏa mãn sở thích của mình và dành 50% những thứ cần thiết (như tiền thuê nhà).

Theo Doanh nhân Sài gòn