1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Nga - phương Tây trả đũa thương mại: “Trạng chết, Chúa cũng băng hà”

(Dân trí) - Các lợi ích đan xen về kinh tế khiến EU và Mỹ "trừng phạt hình thức" và "có chọn lọc" đối với Nga.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Lấy con số... trên trời để xây dựng chiến lược phát triển ôtô?
* Đào ‘nghĩa địa’ tìm báu vật gỗ mục thời tiền sử
* Thủ tướng đồng ý xây dựng sân bay quốc tế Quảng Ninh
* Giao dịch ở Ngân hàng Xây dựng vẫn bình thường

Hậu Crimea sáp nhập Nga và sự biến Máy bay MH17 bị bắn rơi tại Ucraina, Mỹ và Phương Tây thay nhau đổ lỗi cho Nga và lực lượng thân nga. Các tuyên bố áp đặt trừng phạt của EU và Mỹ dường như dồn dập từng ngày. Tuy nhiên, theo giới quan sát, đặc biệt là từ phía Nga: những lệnh trừng phạt của Mỹ và EU không ảnh hưởng đến Nga và lợi ích của Nga hay nói cách khác: lệnh trừng phạt chỉ có tính chất thủ tục bởi sự phụ thuộc của Châu Âu vào nguồn khí đốt của Nga hiện rất lớn, các ngân hàng của Châu Âu, Mỹ hoặc bên thứ 3 của Mỹ hoạt động tại Nga khá nhiều, nếu làm mạnh tay chắc chắn “gậy ông đập lưng ông”.

Phương Tây: “dè dặt và khéo léo”

Mới đây, các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ sẽ nhằm vào 3 ngân hàng có trụ sở ở Moskva gồm Ngân hàng Moskva (Bank of Moscow), Ngân hàng Nông nghiệp Nga (Russian Agricultural Bank) và Ngân hàng VTB. Với lệnh trừng phạt này, 3 ngân hàng của Nga sẽ không được phép nhận các khoản tài trợ trung hạn và dài hạn mới tại Mỹ.

Nga - phương Tây trả đũa thương mại: “Trạng chết, Chúa cũng băng hà”
Lợi ích đan xen về kinh tế khiến EU và Mỹ "trừng phạt hình thức" và "có chọn lọc" đối với Nga.

Tuy nhiên, phía Nga khẳng định, các ngân hàng này đều hoạt động chủ yếu trong nước và không phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài.

Chi tiết các lệnh cấm vận của châu Âu sẽ được công khai trên tạp chí chính thức của EU vào ngày hôm nay (31-7), nhưng các quan ngoại về nhiều vực quan trọng đã bị loại ra do các nước EU đều muốn bảo vệ lợi ích quốc gia của mình trong các quan hệ kinh tế, thương mại với Nga.

Cuối tuần trước, châu Âu đã mở rộng lệnh trừng phạt, bổ sung vào danh sách đen 15 cá nhân và 18 tổ chức. Theo The Washington Post (Mỹ) , Mỹ và EU cũng cấm việc xuất khẩu các công nghệ nước sâu, khai thác dầu đá phiến và thám hiểm Bắc Cực sang Nga. Công ty đóng tàu United Shipbuilding Corp (St. Petersburg) cũng nằm trong diện bị trừng phạt.

Tuy nhiên, mới đây Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho rằng các lệnh cấm vũ khí của Mỹ chỉ áp dụng cho các hợp đồng trong tương lai, chứ không phải đang được thực hiện, như việc Pháp bán các tàu chiến trị giá 1,7 tỉ USD cho Nga. Bên cạnh đó, các lệnh cấm vận mới trong ngành khai thác dầu khí có vẻ cũng sẽ không ảnh hưởng tới công ty dầu khí nhà nước Nga Gazprom. 

Khí đốt là “vũ khí thương mại” của Nga

Đáp lại hành động trừng phạt của Mỹ và EU, ngày 29-7, Nga tuyên bố họ đang xem xét cấm nhập khẩu gà từ Mỹ và trái cây từ châu Âu, đồng thời điều tra phô-mai của công ty đồ ăn nhanh McDonald vì lý do an toàn.

Bên cạnh đó, các tập đoàn tài chính lớn của Mỹ và EU như Deloitte, Erns & Young, Pricewaterhouse Coopers, Boston Consulting Group, McKinsey và KPMG cũng đang đứng ngồi không yên khi mới đây một nghị sĩ Nga yêu cầu Chính phủ Nga dừng các hoạt động của họ tại Nga.

Hiện các nước Châu Âu đang phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ và khí đốt lớn từ Nga. Chính vì thế, rất nhiều nước Châu Âu đang phải đau đầu khi chọn công ty, hãng và ngành để trừng phạt Nga mà không ảnh hưởng đến mình. Đức có lẽ là quốc gia phản đối trừng phạt Nga sớm nhất bởi khảo sát của báo Đức Handelsblatt  cho thấy 2/3 dân Đức phản đối lệnh trừng phạt Nga vì lý do Nga cung cấp cho Đức khí đốt và dầu mỏ lớn.

Nhiều doanh nghiệp lớn ở phương tây đã nhanh chóng e ngại với các lệnh cấm vận này và thông báo hoạt động của mình tại Nga nhằm cảnh báo sớm một hệ quả cho các tập đoàn này nếu trả đũa thương mại được diễn ra. Đặc biệt trong đó có Đức với 6.000 công ty đang làm ăn với Nga. Bên cạnh đó, các tập đoàn như BP (Anh) có 20% cổ phần của hãng năng lượng quốc doanh Nga - Rosneft, Exxon Mobil (Mỹ) cũng đang hỗ trợ Rosneft khai thác dầu mỏ tại Siberia, Shell (Hà Lan) hợp tác với Gazprom trong nhiều dự án dầu khí tại Viễn Đông đã phát đi thông báo họ sẽ có thể là nạn nhân.

Mỹ là nước kêu gọi trừng phạt Nga, nhưng các hãng của Mỹ cũng đang là trở ngại cho chính quyền mạnh tay, bởi Boeing cũng đang nhập khẩu hơn một phần ba titan từ Nga và nếu bị trả đũa, thiệt hại sẽ hàng chục tỷ USD trong tương lai. Unilever cho biết trừng phạt Nga sẽ có ảnh hưởng đến hãng. Tuần trước, McDonald’s đã bị cơ quan bảo vệ người tiêu dùng của Nga cho là: “thông số hóa học, vật lý không phù hợp". Hồi tháng 4, McDonald's đã tạm đóng cửa ba cửa hàng tại Crimea, trong khi Nga hiện là thị trường lớn thứ 7 của hãng.

Trong xung đột thương mại, ngân hàng là nạn nhân sớm nhất nếu trừng phạt qua lại xảy ra. Hiện có nhiều ngân hàng EU hoạt động tại Nga với khoản vay dự tính khoảng 155 tỷ USD. Đặc biệt trong số này, Ngân hàng Raiffeisen (Áo) có hiện đang các khoản vay lớn nhất tại Nga lên tới 13 tỷ euro.

Nguyễn Tuyền (tổng hợp)
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm