1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Chứng khoán Nga rớt thảm sau lệnh trừng phạt mới của Mỹ

(Dân trí) - Sau đòn trừng phạt mạnh tay mà Mỹ tung ra hôm qua, thị trường chứng khoán Nga và đồng Rúp hôm nay đồng loạt giảm điểm mạnh.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.


Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Giảm 10% GDP nếu Trung Quốc cắt đứt quan hệ kinh tế?

* Đại gia Yên Bái: Xẻ núi xây mộ đá 15 tỷ

* Độc đáo lễ hội hôn và đổ sữa lên... đầu rắn

* Mở đường cho các thương vụ M&A bất động sản có yếu tố ngoại

* Ảnh hưởng bão Thần Sấm: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa rất to

Hãng tin Reuters cho biết, chỉ số Micex của thị trường chứng khoán Nga giảm ngay 2,5% khi mới mở cửa phiên giao dịch ngày 17/7 vào chiều nay theo giờ Việt Nam. Chỉ số RTS của thị trường chứng khoán nước này thậm chí còn giảm 2,3%. Đồng Rúp mất giá 1% so với đồng USD.

“Phương Tây nhận thấy, đây là thời điểm không thể tốt hơn để tăng cường trừng phạt Nga. Mấy tuần trước, Nga còn có nguồn sức mạnh từ áp lực tăng giá dầu thô. Nhưng đến nay thì lợi thế này không còn nữa”, chiến lược gia Regis Chatellier của ngân hàng Societe Generale nhận xét.

Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) ngày hôm qua đã tung đòn trừng phạt mới nhất và mạnh nhất nhằm vào Nga do vai trò của Moscow trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Theo đó, một loạt ngân hàng, công ty năng lượng và quốc phòng của Nga bị “dính đòn”. Trong số các công ty Nga bị Mỹ tuyên bố trừng phạt lần này gồm có công ty dầu lửa quốc doanh lớn nhất của Nga Rosneft, hãng khí đốt Novatek, ngân hàng lớn thứ ba của Nga Gazprombank, và ngân hàng phát triển kinh tế quốc doanh Vnesheconombank.

Trong khi đó, EU tuyên bố sẽ ngừng hoạt động cho vay của Ngân hàng Đầu tư châu Âu và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu đối với các dự án mới trong lĩnh vực công của Nga.

Loạt lệnh trừng phạt mới này của phương Tây nhằm mục đích bóp nghẹt nền kinh tế quy mô 2.000 tỷ USD của Nga. Trước đó, Mỹ và châu Âu đã có hai đợt trừng phạt đối với Nga, nhưng chủ yếu với nội dung cấm visa và đóng băng tài sản đối với các cá nhân được cho là thân cận với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

“Những lệnh trừng phạt này có vai trò quan trọng, đều có mục tiêu rõ ràng, và nhằm tối đa hóa ảnh hưởng đối với nền kinh tế Nga, đồng thời hạn chế ảnh hưởng bất lợi đối với các công ty của Mỹ và các nước đồng minh”, Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu ngày 16/7 tại Nhà Trắng.

Lệnh trừng phạt mới không cho phép các công ty Nga được tiếp cận với thị trường cổ phiếu hay trái phiếu của Mỹ để huy động vốn với thời gian đáo hạn quá 90 ngày. Cách này sẽ làm tăng chi phí vay vốn đối với công ty Nga, đồng thời khiến các công ty này không tiếp cận được với nguồn vốn trung và dài hạn của Mỹ. Tuy vậy, lệnh trừng phạt không cấm các công ty hay cá nhân Mỹ làm việc với các công ty Nga bị trừng phạt.

Với các đợt trừng phạt nối tiếp nhau, Mỹ và EU muốn khiến Nga phải trả giá đắt cho hành động của mình. Quý 2 vừa qua, nền kinh tế Nga ngấp nghé suy thoái và các dòng vốn nước ngoài chảy mạnh khỏi nước này. Tuần trước, Bộ Tài chính Nga cảnh báo, tăng trưởng GDP có thể ngưng trệ nếu các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn được áp dụng.

Giới đầu tư hiện đang lo ngại Moscow có thể sẽ trả đũa lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu. Tại một cuộc họp báo ở Brasilia, Brazil, nơi Tổng thống Putin đang có chuyến thăm, người đứng đầu điện Kremlin gọi lệnh trừng phạt của Mỹ là “chính sách gây hấn” và rốt cục sẽ làm tổn hại đến các công ty Mỹ. Ông Putin cũng nói rằng, các lệnh trừng phạt này sẽ đưa quan hệ Mỹ-Nga đi vào ngõ cụt.

Phương Anh
Tổng hợp
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm