Xu thế kinh doanh mới của ngành Dịch vụ Phát triển Thị trường toàn cầu

Số hóa là một xu thế kinh doanh đang được ưa chuộng của thế kỷ 21 mặc dù thương mại điện tử toàn cầu chỉ đóng góp chưa đến 5% vào tổng doanh thu bán hàng.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* 'Tòa lâu đài' 2 triệu đô của đại gia Hải Phòng
* Tín dụng ngoại tệ tăng tốc
* Cửa hàng tiêu dùng ngoại: “Trào lưu hay cơn khát”?
* Tiền vẫn đổ mạnh vào chứng khoán, "bão" giao dịch tại FLC
* Đào vàng đem bán: Một lần bất tín, vạn lần bất tin
* [INFOGRAPHIC] Lịch sử phát triển của tiền tệ

Các kênh truyền thống vẫn tiếp tục đóng vai trò là lực lượng bán hàng chủ lực, nhưng các công ty bắt đầu nhận ra sự cần thiết phải điều chỉnh chiến lược của mình để tận dụng những thách thức và cơ hội khi thời đại của số hóa đang đến gần.

Đó chính là những nhận định chính trong bản báo cáo nghiên cứu mới nhất về Dịch vụ phát triển thị trường (DVPTTT) toàn cầu lần thứ tư do Công ty Roland Berger và Tập đoàn DKSH vừa công bố. Theo đó, bản báo cáo đã nhấn mạnh vào sự số hóa và tầm quan trọng của nó đối với ngành công nghiệp DVPTTT.

Ngành công nghiệp DVPTTT toàn cầu tăng trưởng mạnh

Theo nghiên cứu độc lập của Công ty Roland Berger, khối DVPTTT toàn cầu đã đạt mức 2,7 nghìn tỷ USD trong năm 2013. Với sự phát triển mạnh mẽ này, tới năm 2018 dự đoán sẽ đạt mức 3,8 nghìn tỷ USD, với mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 7,4%. Điều đó có nghĩa thị trường DVPTTT lại một lần nữa sẽ đạt mức 1% thị trường tiêu thụ toàn cầu hàng năm. Các viện nghiên cứu thị trường hàng đầu dự đoán vào năm 2018, Châu Á Thái Bình Dương (TBD) sẽ trở thành khu vực có các hoạt động thương mại điện tử và giao dịch nhộn nhịp nhất trên thế giới.
 
Số hóa và tầm quan trọng của nó đối với ngành công nghiệp DVPTTT
 
Số hóa và tầm quan trọng của nó đối với ngành công nghiệp DVPTTT

Số hóa là động lực thúc đẩy quan trọng của thế kỷ 21 và đang dần chiếm vị trí chủ đạo trong danh sách ưu tiên của các doanh nghiệp. Có ba yếu tố được xem là có ảnh hưởng trực tiếp đến cách thức giao dịch và tương tác giữa các công ty với khách hàng trong giai đoạn tiếp cận với số hóa, đó là: Thương mại di động, cơ sở hạ tầng thông minh và trí tuệ doanh nghiệp.

Ba xu hướng này đã và đang không chỉ thay đổi cách mà người tiêu dùng mua hàng, mà còn là cách mà các công ty thông báo đến khách hàng và tạo ảnh hưởng lên quyết định mua hàng của họ. Trong khi số hóa đang trở thành yếu tố thay đổi ngành DVPTTT, thì mạng truyền thông xã hội, tiếp thị kỹ thuật số và các chiến lược phân tích dữ liệu đã định hình lại mối quan hệ khách hàng-nhà sản xuất và phát huy trải nghiệm của khách hàng thông qua các kênh bán hàng hiện hữu và mới nổi. Do các công ty thường thiếu nguồn lực và khả năng để tự thực hiện một chiến lược mở rộng theo hướng kỹ thuật số, họ thường tìm đến các đối tác có thể cung cấp kiến thức chuyên môn được tích hợp với DVPTTT truyền thống. Với kinh nghiệm dày dặn trong việc hỗ trợ các công ty tiếp cận thị trường, các nhà cung cấp DVPTTT liên khu vực đang ở một vị trí tối ưu để phát triển cả hai DVPTTT truyền thống và kỹ thuật số.

 DVPTTT – một ngành công nghiệp tự tin vào sự tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững

Ngành công nghiệp DVPTTT được dự đoán sẽ đạt mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 7,4% vào năm 2018, với tổng quy mô thị trường là 3,8 nghìn tỷ USD. Sự tăng trưởng này được kỳ vọng sẽ tiếp tục tại các thị trường mới nổi, bao gồm các quốc gia tại khu vực Châu Phi, Trung Đông, Mỹ La Tinh và đáng chú ý nhất là Châu Á TBD. Khu vực Châu Á TBD đạt quy mô thị trường là 691 tỷ USD vào năm 2013 và vượt qua Châu Âu để trở thành thị trường lớn nhất của nền công nghiệp DVPTTT. Châu Âu và Bắc Mỹ tiếp theo sau đó với giá trị lần lượt là 649 tỷ USD với 529 tỷ USD.
 
Số hóa và tầm quan trọng của nó đối với ngành công nghiệp DVPTTT

Quỹ đạo này được kỳ vọng sẽ tiếp tục tuân theo chiều hướng trên trong thời gian sắp tới. Những dự báo cho thấy tỷ lệ tăng trưởng của DVPTTT trong vòng năm năm tới sẽ tạo ra khoảng cách xa hơn giữa Châu Á TBD với Châu Âu và Bắc Mỹ.

 Cơ hội lớn cho các Công ty cung cấp DVPTTT hàng đầu

Theo Tiến sĩ Joerg Wolle, Chủ tịch và CEO của Tập đoàn DKSH cho biết: “Tôi cảm thấy rất phấn khởi về những phát hiện trong bản nghiên cứu mới nhất này. Tôi tin rằng Tập đoàn DKSH, với sự hiểu biết sâu sắc về địa phương, dịch vụ chuyên nghiệp, cũng như mạng lưới phân phối rộng khắp có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho các DVPTTT kỹ thuật số. Tập đoàn DKSH được định vị không chỉ để phát triển trên cơ sở vận dụng những xu hướng đó một cách tối ưu nhất, mà còn giúp cho các đối tác và khách hàng thực hiện cách tiếp cận tối ưu cả hai DVPTTT truyền thống và kỹ thuật số một cách thành công.”

Được biết, DKSH là nhà cung cấp DVPTTT hàng đầu với trọng điểm là khu vực Châu Á. Tại Việt Nam, hoạt động kinh doanh của DKSH được cấu trúc thành bốn ngành: Hàng tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe, hóa chất, và kỹ thuật công nghệ. Với khả năng tiếp cận rộng khắp về địa lý, kiến thức về thị trường địa phương và cơ sở hạ tầng hiện đại, Công ty DKSH Việt Nam là đối tác quan trọng và uy tín mà các công ty mới nổi đang tìm kiếm để mở rộng đến các thị trường mới và thị trường hiện hữu.

TM
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”