Xóa bỏ khoảng cách năng lực kỹ thuật số cho nữ giới

Trường Thịnh

(Dân trí) - Vừa qua, quỹ ASEAN và Huawei đã ký kết Biên bản ghi nhớ về nỗ lực chung cùng rút ngắn khoảng cách năng lực kỹ thuật số tại sự kiện Ngày hội Đổi mới sáng tạo châu Á - Thái Bình Dương: Hội nghị Tài năng kỹ thuật số 2021.

Xóa bỏ khoảng cách năng lực kỹ thuật số cho nữ giới - 1
Quỹ ASEAN và Huawei đã ký kết Biên bản ghi nhớ về nỗ lực chung cùng rút ngắn khoảng cách năng lực kỹ thuật số.

Sự kiện hội nghị trực tuyến đã quy tụ sự tham gia của các chính trị gia, các nhà nghiên cứu và chuyên gia trong lĩnh vực để cùng chia sẻ giải pháp và thực thi tốt nhất trong việc xây dựng hệ sinh thái bền vững giúp nuôi dưỡng các tài năng kỹ thuật số ở châu Á - Thái Bình Dương.

Cam kết thu hẹp khoảng cách giữa các nhân tài kỹ thuật số ở châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là ở ASEAN, đã được củng cố hơn nữa với lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Quỹ ASEAN và Học viện Huawei ASEAN Academy. Thỏa thuận nêu bật sự sẵn sàng của cả hai bên trong việc triển khai chương trình Hạt giống cho tương lai ASEAN, đây là phiên bản mở rộng của chương trình "Hạt giống cho tương lai", sáng kiến hàng đầu về CSR toàn cầu của Huawei đã cung cấp các chương trình đào tạo kỹ năng kỹ thuật số đẳng cấp thế giới cho thế hệ trẻ trên toàn cầu kể từ năm 2008. Thông qua chương trình Hạt giống cho tương lai ASEAN, Quỹ ASEAN và Học viện Huawei ASEAN Academy nỗ lực xây dựng năng lực kỹ thuật số của thế hệ trẻ ở mười Quốc gia thành viên ASEAN để họ có thể phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên kinh tế kỹ thuật số

Đặc biệt, Tiến sĩ Tiến sĩ Yang Mee Eng - Giám đốc Điều hành Quỹ ASEAN đã đưa ra phát biểu gây được thiện cảm và sự chú ý tại hội nghị: "Chương trình Hạt giống cho tương lai sẽ được triển khai ít nhất 40% học viên là phụ nữ, có nghĩa là chúng tôi rất là minh bạch, cũng như là muốn triển khai trực tuyến, thông qua quảng cáo, khuyến khích phụ nữ tham gia vào các chương trình của chúng tôi và hy vọng những chương trình này giúp xóa bỏ khoảng cách".

Phát biểu trên được kỳ vọng có thể giúp lấp đầy những khoảng trống trong lĩnh vực ICT một cách kịp thời. Điều này hoàn toàn phù hợp với bối cảnh tại Việt Nam khi, đặc biệt trong ngành CNTT, sự mất cân bằng giới tính được thể hiện từ các chế độ đãi ngộ, lương thưởng cho đến toàn bộ các vấn đề khác có sự hiện diện của phụ nữ trong ngành.

Xóa bỏ khoảng cách năng lực kỹ thuật số cho nữ giới - 2

Tiến sĩ Tiến sĩ Yang Mee Eng - Giám đốc Điều hành Quỹ ASEAN đã đưa ra phát biểu gây được thiện cảm và sự chú ý tại hội nghị.

Theo kết quả nghiên cứu về "Mục tiêu cân bằng giới tính: Góc nhìn từ ngành CNTT" được thực hiện tại 7 quốc gia nhằm thu thập ý kiến của hơn 2.000 phụ nữ trên toàn thế giới công bố năm 2019, việc thiếu các hình mẫu phụ nữ thành công trong ngành CNTT được coi là một trong những nguyên nhân chính của sự mất cân bằng giới tính tại nơi làm việc. 90% người Việt Nam được hỏi tin rằng cần thu hút thêm nhiều phụ nữ gia nhập ngành CNTT, nhằm tạo ra sự đa dạng về giới, tính cách, cách tiếp cận và giải quyết vấn đề.

You Lim Hour - một cựu nữ học viên chia sẻ trải nghiệm khi tham gia chương trình Chương trình Hạt giống cho tương lai": Chúng tôi không chỉ học từ các giảng viên đại học mà còn từ các doanh nghiệp, phòng lab, văn phòng của Huawei và từ chương trình này, nó đã giúp tôi mở rộng phạm vi kiến thức của tôi về công nghệ, mở rộng tầm nhìn về cuộc sống và kiến thức ICT. Sau khi tham gia chương trình này, tôi cũng đã nhận ra công nghệ đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng, xã hội. Tôi làm việc cho bộ phận quan hệ công chúng của Huawei tại Campuchia, nó cũng cho phép chúng tôi áp dụng những kiến thức đã học được trong công việc, ví dụ là những trang bị kiến thức công nghệ cơ bản. Sau chương trình Hạt giống cho tương lai, tôi có thể truyền tải các thông điệp một cách thú vị, rõ ràng hơn thông qua sử dụng công nghệ để kể chuyện.

Chương trình Hạt giống cho tương lai ASEAN cũng sẽ góp phần đạt được các mục tiêu của Kế hoạch tổng thể về kỹ thuật số ASEAN 2025, đó là nâng cao năng lực của thế hệ trẻ trong khu vực tham gia vào nền kinh tế kỹ thuật số và tạo ra một xã hội kỹ thuật số tại ASEAN. Chương trình Hạt giống cho tương lai ASEAN dự kiến ra mắt vào đầu năm 2022, mời gọi các bạn trẻ từ 15-30 tuổi ở ASEAN tham gia vào hành trình đào tạo ảo nâng cao năng lực về kỹ năng lãnh đạo và kỹ thuật số.