1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

World Bank dự báo Việt Nam chỉ tăng trưởng 5,4%

(Dân trí) - Chuyên gia WB cũng khuyến nghị, nếu Việt Nam muốn thúc đẩy tăng trưởng và đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa thì bắt buộc phải minh bạch hóa thông tin doanh nghiệp, ngân hàng, thậm chí cả những thông tin kiểm toán về tài chính.

Ông Sandeep Mahajan - chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam
Ông Sandeep Mahajan - chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Cổ phiếu Kinh Bắc, Hoàng Anh Gia Lai “lôi kéo” nhà đầu tư ngoại
* [INFOGRAPHIC] Tủ sách người nổi tiếng - Bạn là những gì bạn đọc - phần 1
* [VIDEO] Tài chính kinh doanh sáng 06/10/2014
* Vườn Thạch Thất, đất Đông Anh: Nơi chôn tiền ngân hàng
* World Bank dự báo kinh tế Việt Nam chỉ đạt 5,4%
* Giá thuê TTTM giảm nhờ Tràng Tiền Plaza tạm thời đóng cửa

Tại phiên họp báo sáng nay (6/10/2014), ông Sandeep Mahajan, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) tại Việt Nam, cho biết, tổ chức này dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2014 sẽ chỉ đạt mức 5,4%, thấp hơn so với mục tiêu mà Chính phủ đặt ra là 5,8%.

Tuy nhiên, ông Sandeep cũng lưu ý rằng, vẫn còn 3 tháng nữa mới kết thúc năm, do đó, Việt Nam vẫn có cơ hội đê cải thiện tình hình và mức tăng trưởng vẫn có thể cao hơn mức 5,4% mà WB dự báo.

Trong bối cảnh hiện tại, Việt Nam có điều kiện hưởng lợi từ sự phục hồi kinh tế toàn cầu, do tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn đang chủ yếu dựa vào xuất khẩu. Việc hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu khiến Việt Nam nhận được những lợi ích khi kinh tế Mỹ và châu Âu khởi sắc, nhu cầu hàng hóa tăng lên và qua đó tác động tích cực lên xuất khẩu Việt Nam. 

Về mức tăng chỉ số PMI (đo điều kiện sản xuất) của Việt Nam thời gian gần đây chậm lại, chuyên gia World Bank cho rằng, dù vậy, PMI vẫn trên ngưỡng 50 điểm. Điều đó có nghĩa là, điều kiện sản xuất của Việt Nam thực tế vẫn khả quan hơn so với tháng trước đó, dù tốc độ tăng có thu hẹp lại.

Liên quan đến tiến trình tái cơ cấu, đặc biệt là cổ phần hóa, của Việt Nam, ông Sandeep đánh giá, tốc độ cổ phần hóa vẫn chưa đạt được kết quả như World Bank kỳ vọng.

Mặc dù vậy, ông Sandeep cũng lưu ý rằng, trong tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và khu vực doanh nghiệp nhà nước, “không có ở đâu có thể cho thấy đây là một quá trình rõ ràng”. Việc cổ phần hóa thành công liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó có vấn đề thị trường. 

Doanh nghiệp Việt Nam cổ phần hóa giữa bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn đang chịu tác động mạnh mẽ từ khủng hoảng, do đó, nhu cầu mua cổ phần của các nhà đầu tư giảm xuống và qua đó khiến quá trình này chậm lại.

Chuyên gia WB cho rằng, Nhà nước Việt Nam cần tăng cường hoạt động công bố thông tin về những doanh nghiệp cổ phần hóa, về tình hình ngân hàng, kiểm toán ngân hàng và kiểm toán doanh nghiệp nhà nước, kể cả kiểm toán về mặt tài chính. Đây là những điều mà nhà đầu tư quan tâm khi muốn mua cổ phần tại các doanh nghiệp. 

“Họ quan tâm đến tính minh bạch của các doanh nghiệp, và đó là vấn đề mà Việt Nam cần phải cải thiện hơn nữa nếu muốn tăng tốc cổ phần hóa” – ông Sandeep khuyến nghị. Ngoài ra, việc minh bạch trong lĩnh vực ngân hàng cũng sẽ góp phần giúp giảm thiểu tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Cũng tại phiên họp báo sáng nay, chuyên gia WB nhận xét, hiện tại, nền kinh tế Việt Nam đang tồn tại hai tốc độ tăng trưởng kinh tế: tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và tốc độ tăng trưởng vẫn còn yếu ớt của các doanh nghiệp trong nước.

Việc khu vực doanh nghiệp trong nước tăng trưởng yếu và nhập siêu mạnh, theo WB là một trong những lý do kiềm hãm tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, mà trong thời gian tới, Việt Nam cần chú trọng để khắc phục, thúc đẩy khu vực này.

Bích Diệp

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”