1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Vùng đại dự án hơn 4.500 tỷ đồng ngổn ngang, "chết lâm sàng"

Năm 2015, hàng trăm hộ dân thuộc 2 huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã phải chấp thuận chủ trương nhường đất cho dự án chăn nuôi bò Bình Hà. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại dự án đã rơi vào tình trạng “chết lâm sàng”, bế tắc.

Có mặt tại địa phận 2 xã Cẩm Quan và Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên - nơi án ngữ dự án chăn nuôi bò của Cty cổ phần chăn nuôi bò Bình Hà (Cty Bình Hà), hình ảnh chúng tôi ghi nhận là bạt ngàn đồi chuối, những khu đồi trọc và những khu chuồng trại bị bỏ hoang.

Tiếp xúc với người dân nơi đây, họ cho rằng việc nhà nước thu hồi một diện tích đất lớn như vậy để thực hiện dự án, nhưng không phát huy hiệu quả thì cần phải xem xét lại.

Vùng đại dự án hơn 4.500 tỷ đồng ngổn ngang, "chết lâm sàng" - 1

Anh Dương Hữu Sơn, trưởng thôn 4 xã, xã Cẩm Mỹ đề xuất nguyện vọng của bản thân và người dân nơi đây

Ông Bùi Đức Tăng xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên cho biết: “Chấp thuận chủ trương của nhà nước, gia đình tôi đã phải bàn giao lại 3ha đất rừng. Tuy nhiên khi dự án triển khai họ đã tiến hành cạo trọc các quả đồi, trồng cỏ, trồng chuối… Nhưng như các anh thấy đó, đây đất đồi bãi, đá nhiều nên cây chuối không thể thích ứng được”

“Với diện tích đất của gia đình tôi, nếu không bàn giao mà trồng keo thì nay cũng đã cho thu hoạch, mỗi hecta keo 4-5 năm tuổi, giá bán hiện tại trừ chi phí cũng lãi ròng gần 60 triệu đồng, vừa tăng thu nhập cho gia đình, vừa chống xói mòn”, ông Tăng cho biết thêm.

Qua khảo tìm hiểu của PV, những hộ gia đình không nhường đất cho dự án, họ đã trồng keo phát triển khá tốt, đang đến thời kỳ thu hoạch, hứa hẹn cho thu nhập khá.

Vùng đại dự án hơn 4.500 tỷ đồng ngổn ngang, "chết lâm sàng" - 2

Những diện tích không bị thu hồi cho dự án được người dân nơi đây trồng keo cho thu nhập khá

Anh Bùi Đức Lộc một người dân chịu ảnh hưởng cho hay: “Sau bàn giao đất cho dự án, thấy họ bỏ hoang nên chúng tôi nhiều lần xin để trồng keo, vừa bảo vệ môi trường vừa tăng thu nhập cho gia đình, nhưng phía công ty không chấp thuận”.

Trưởng thôn 4 xã, xã Cẩm Mỹ dẫn chúng tôi quanh một vòng trong khu vực dự án, anh Dương Hữu Sơn cho biết: “Ngày xưa ở đây là rừng tự nhiên và rừng cao su của lâm trường, nhưng khi đất được thu hồi để giao cho dự án nuôi bò thì bị cạo trọc, bỏ hoang mấy năm nay. Người dân chúng tôi mong muốn nếu nhà nước xét thấy dự án không khả thi thì nên thu hồi đất, giao lại cho chúng tôi trồng rừng”

Còn Phó chủ tịch UBND xã Cẩm Mỹ ông Phạm Văn Thìn cho hay: “Thời gian đầu thực hiện dự án, họ đưa bò về nuôi nhiều gây ô nhiễm, dân đã rất bức xúc. Nhiều lần xã cũng đã nêu ý kiến tại các cuộc họp ở tỉnh, ở huyện là dự án không phát huy hiệu quả. Vừa rồi vào ngày 8.11, tổ đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh về tiếp xúc cử tri tại xã, chính quyền và người dân cũng đã phản ánh về vấn đề không hiệu quả của dự án, ông Đoàn Đình Anh đại biểu HĐND tỉnh trả lời ‘giờ nhà nước đang quan tâm các doanh nghiệp, họ đã bỏ vốn ra đó rồi, ta phải ủng hộ họ’”.

Hệ lụy của việc dự án không phát huy hiệu quả không chỉ có vậy, mà còn ảnh hưởng đến tính hình an ninh trật tự trên địa bàn, “đất đai hàng trăm hecta bỏ hoang, dân thấy tiếc nên họ vào làm, nảy sinh ra vấn đề lấn chiếm rồi doanh nghiệp và người dân xích mích gây gổ…” - ông Thìn cho biết thêm.

Vùng đại dự án hơn 4.500 tỷ đồng ngổn ngang, "chết lâm sàng" - 3

Vùng đại dự án hơn 4.500 tỷ đồng ngổn ngang, "chết lâm sàng" - 4

Vùng đại dự án hơn 4.500 tỷ đồng ngổn ngang, "chết lâm sàng" - 5

Những quả đồi bị cạo trọc bỏ hoang, số còn lại đã được công ty này chuyển đổi sang trồng chuối nhưng không phát huy hiệu quả

Theo tìm hiểu của phóng viên vào sáng 30.11, hiện đàn bò của Cty Bình Hà còn lại rất ít, hệ thống chuồng trại đã xây dựng tại xã Kỳ Tây (huyện Kỳ Anh) và tại xã Cẩm Quan (huyện Cẩm Xuyên) để trống, không sản xuất chăn nuôi. Phần lớn diện tích quy hoạch trồng cỏ chăn nuôi nay đã được công ty này chuyển đổi sang trồng chuối. Điều này là chưa đúng với mục tiêu của dự án theo chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Theo: Anh Đức

Lao động

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm