1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Thất bại khởi nghiệp, 9x trẻ tìm hướng tiêu cực hơn: Nhập hàng Trung Quốc

(Dân trí) - Loay hoay khởi nghiệp trong ngành thời trang, Dũng vẫn không thể bứt phá lên được dù đã dành 5 - 6 năm công sức. Làm mãi cũng chẳng thấy tiền, chàng trai trẻ sinh năm 1994 đã đi theo hướng tiêu cực hơn: Đi nhập hàng thay vì tự sản xuất.

Thậm chí, sau khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nổ ra chỉ 1 - 2 tháng gần đây, lượng hàng hóa Trung Quốc trở lên đa dạng, phù hợp hơn với việc kinh doanh của các shop online .

Làm trong ngành thời trang vài năm cũng đủ cho Dũng có một vốn kiến thức kha khá về ngành này, nhất là nguồn hàng và các đầu mối nhập hàng. Nhận thấy nhu cầu nhập hàng, đánh hàng từ Trung Quốc về hiện nay còn dễ kiếm tiền hơn là “hùng hục” vào sản xuất, không có chút ý thức gì nên đã Dũng đã chuyển hướng tư vấn tìm nguồn hàng cho khách.

Thất bại khởi nghiệp, 9x trẻ tìm hướng tiêu cực hơn: Nhập hàng Trung Quốc - 1

Dũng chia sẻ: “Chuyển sang công việc mới, không phải toan tính lo nghĩ nhiều như trước nhưng cũng khá bận rộn. Mỗi ngày tôi phải gọi điện cho hàng trăm khách hàng để chào mời về giá cước vận chuyển, chính sách hậu mãi, tiện ích dịch vụ...”

“Để có được thông tin, dữ liệu của khách hàng, tôi phải tìm kiếm nguồn khách qua Facebook, các trang thương mại điện tử, ...Dũng cho biết thêm.

Tưởng như việc gọi điện sẽ làm phiền đến khách hàng, nhưng Dũng cho biết: “Phải gọi đến mới biết, nhu cầu của khách hiện cũng rất cao. Chỉ cần báo giá tốt, chính sách tốt, giới thiệu tiện ích thì khách hàng sẵn sàng gặp và trao đổi trực tiếp dù là số điện thoại lạ gọi đến.”

Làm một thời gian mới thấm nhiều và hiểu biết, Dũng chia sẻ: “Quá nhiều hàng Trung Quốc được nhập về Việt Nam tiêu thụ. Số lượng lớn nhất vẫn là quần áo, giày dép, túi xách, đồng hồ, bút bi, thậm chí cả đồ gốm hay muôn vàn thứ khác".

Thất bại khởi nghiệp, 9x trẻ tìm hướng tiêu cực hơn: Nhập hàng Trung Quốc - 2

Đây là một xu hướng rất tiêu cực ở một bộ phận giới trẻ hiện nay, khi họ không có ý thức đầu tư, sản xuất gây dựng thương hiệu trong nước. Thậm chí, nguy hiểm hơn, có người đã vi phạm pháp luật khi tìm cách trốn thuếNhư lời Dũng nói: “Khách nhập hàng qua tôi trước cũng tự sản xuất nhiều. Nhưng sau chuyển qua nhập hẳn".

“Các đơn giá trị lớn thường mua máy cắt, máy may và đặc biệt là đồ gia dụng. Nhiều nhất là đồ gia dụng, nhập hàng Trung Quốc về rồi thay thành hàng nhập khẩu nước ngoài”, Dũng cho biết thêm.

Vì lợi nhuận cao, cộng với áp lực từ hàng hoá Trung Quốc khiến nhiều doanh nghiệp trong nước giống như cơ sở sản xuất, dù còn nhở như của Dũng, bỏ sản xuất để nhập hàng về bán. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế đã cảnh báo, đây là một xu hướng tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến sản xuất, thị trường trong nước nên các nhà lập chính sách cần có những điều chỉnh nhất định để khuyến khích sản xuất trong nước, hạn chế hình thức kinh doanh, nhập khẩu hàng hóa như trường hợp nói trên.

Thế Hưng

Thất bại khởi nghiệp, 9x trẻ tìm hướng tiêu cực hơn: Nhập hàng Trung Quốc - 3