1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

VN-Index mất gần 20 điểm, tiền đang chảy vào nhóm ngành nào?

Mai Chi

(Dân trí) - Với việc mất hơn 13 điểm chốt phiên sáng và tiếp tục giảm gần 20 điểm đầu phiên chiều, VN-Index một lần nữa kiểm định vùng hỗ trợ 1.220 điểm. Dòng tiền thể hiện sự chú ý đến nhóm đầu tư công và điện.

VN-Index kiểm định vùng 1.220 điểm

Các chỉ số chính vẫn đang bị ép vào phiên giao dịch sáng trong khi dòng tiền chỉ thực sự nhập cuộc khi VN-Index lùi về dưới ngưỡng 1.220 điểm.

Tạm đóng cửa phiên sáng nay, VN-Index giảm 13,65 điểm tương ứng 1,11% còn 1.220,38 điểm; sắc đỏ áp đảo bức tranh thị trường với 372 mã giảm giá trên sàn HoSE so với 71 mã tăng. Rổ VN30 có 26 mã giảm và 3 mã tăng, theo đó chỉ số VN30-Inex giảm 12,94 điểm tương ứng 1,03%. HNX-Index giảm 3,77 điểm tương ứng 1,38% còn 269,11 điểm; UPCoM-Index giảm 0,71 điểm tương ứng 0,79% còn 88,75 điểm.

Đến phiên chiều, chỉ số tiếp tục giảm. Mở cửa phiên chiều được 30 phút, VN-Index đã "bay" hơn 19,2 điểm, lùi về vùng sát 1.215 điểm. 

Thanh khoản cải thiện

So với phiên cuối tuần trước thì thanh khoản có sự gia tăng với giá trị giao dịch trên sàn HoSE đạt 6.856,18 tỷ đồng, trên HNX đạt 697,25 tỷ đồng và trên sàn UPCoM là 270,82 tỷ đồng.

Top cổ phiếu ảnh hưởng tới VN-Index

Tác động tích cực

VN-Index mất gần 20 điểm, tiền đang chảy vào nhóm ngành nào? - 1

Tác động tiêu cực

VN-Index mất gần 20 điểm, tiền đang chảy vào nhóm ngành nào? - 2

Top cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Trên sàn HoSE

VN-Index mất gần 20 điểm, tiền đang chảy vào nhóm ngành nào? - 3

Trên sàn HNX

VN-Index mất gần 20 điểm, tiền đang chảy vào nhóm ngành nào? - 4

Top cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Trên sàn HoSE

VN-Index mất gần 20 điểm, tiền đang chảy vào nhóm ngành nào? - 5

Trên sàn HNX

VN-Index mất gần 20 điểm, tiền đang chảy vào nhóm ngành nào? - 6

Dòng tiền theo nhóm ngành

Dầu khí: PVD (130,9 tỷ đồng); BSR (99,5 tỷ đồng); PVS (65,4 tỷ đồng);

Hóa chất: DGC (176,5 tỷ đồng); DCM (140,5 tỷ đồng); DPM (88,4 tỷ đồng);

Thép: HPG (278,7 tỷ đồng); NKG (161,1 tỷ đồng); HSG (121,4 tỷ đồng);

Xây dựng và vật liệu: VCG (127,7 tỷ đồng); HHV (82 tỷ đồng); CII (56,6 tỷ đồng); FCN (49,8 tỷ đồng);

Thực phẩm và đồ uống: HAG (183,7 tỷ đồng); PAN (62,7 tỷ đồng); DBC (56,9 tỷ đồng); ASM (47,3 tỷ đồng);

Năng lượng: POW (119,4 tỷ đồng); NT2 (33,3 tỷ đồng); GAS (21,5 tỷ đồng);

Ngân hàng: VPB (226 tỷ đồng); STB (124,9 tỷ đồng); MBB (74 tỷ đồng);

Bất động sản: NVL (179,1 tỷ đồng); IDC (163,2 tỷ đồng); DIG (152 tỷ đồng); DXG (112,4 tỷ đồng).