1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ
  3. Tư vấn tài chính cá nhân

Vinalines trầy trật phá sản công ty con

(Dân trí) - Bên cạnh kế hoạch phá sản 3 doanh nghiệp, Vinalines cũng đã cổ phần hóa 10 doanh nghiệp thành viên, hoàn thành thoái toàn bộ vốn và giảm đầu mối được 21/37 doanh nghiệp, thu về hơn 531 tỷ đồng.

Năm nay, Vinalines sẽ thực hiện đấu giá cổ phần (IPO) và rút vốn tại hàng loạt doanh nghiệp
Năm nay, Vinalines sẽ thực hiện đấu giá cổ phần (IPO) và rút vốn tại hàng loạt doanh nghiệp


Theo báo cáo của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) về kết quả thực hiện công tác sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa, trong năm 2014, Tổng công ty đã thực hiện cổ phần hóa đối với 10 doanh nghiệp thành viên (trong đó có 5 doanh nghiệp còn lại của kế hoạch năm 2013 và 5 doanh nghiệp của kế hoạch năm 2014).

Hiện tại, 5 doanh nghiệp đã hoàn thành đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần là Cảng Hải Phòng, Cảng Nha Trang, Cảng Đà Nẵng, Công ty TNHH MTV Vinalines Nha Trang và Cảng Quảng Ninh.

Có 2 doanh nghiệp đã thực hiện bán đấu giá cổ phần (IPO) trong tháng 12/2014 và hiện đang chuẩn bị các thủ tục tổ chức đại hội cổ đông thành lập công ty cổ phần là Cảng Hà Tĩnh và Cảng Cần Thơ. Ngoài ra, Cảng Năm Căn cũng đã phê duyệt phương án cổ phần hóa, hiện đang công bố thông tin chuẩn bị IPO vào tháng 2/2015. 

2 doanh nghiệp đang phối hợp cùng đơn vị tư vấn xây dựng phương án cổ phần hóa để hoàn thiện, trình Hội đồng thành viên Tổng công ty phê duyệt là Cảng Cam Ranh và Cảng Sài Gòn.

Cũng theo báo cáo của Vinalines, tính đến nay, Tổng công ty đã và đang hoàn tất các thủ tục giải thẻ đối với 4 doanh nghiệp theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Theo đó, đã hoàn thành các thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động đối với 1 doanh nghiệp là Công ty Kinh doanh xăng dầu Vinalines phía Bắc, có quyết định giải thể, chấm dứt hoạt động với 2 doanh nghiệp là Công ty Thương mại Xăng dầu đường biển và Công ty Hàng hải Vinalines Cần Thơ; và dừng hoạt động đối với 1 doanh nghiệp là Trung tâm Phát triển nhân lực Hàng hải Đông Nam Á – Vina TSC.

Mới đây, ngày 21/11/2014, Thủ tướng đã có văn bản điều chỉnh Đề án Tái cơ cấu Vinalines giai đoạn 2012-2015, theo đó, Tổng công ty thực hiện giải thể thêm 3 doanh nghiệp là Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines-Đông Đô, CTCP Phát triển Cảng Bến Đình Sao Mai, Trường Cao đẳng nghề Hàng hải Vinalines.

Thủ tướng yêu cầu phá sản thêm 1 doanh nghiệp

Thủ tướng yêu cầu phá sản thêm 1 doanh nghiệp

Về công tác phá sản doanh nghiệp, ngày 14/3/2014, Công ty TNHH MTV Vận tải viễn dương Vinashin (Vinashinlines) đã nộp Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội. Ngày 20/5/2014, Tòa án có thông báo về việc thụ lý Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tuy nhiên, các tổ chức tín dụng đang có tài sản đảm bảo tại Vinashinlines đồng loạt kiến nghị cho phép thực hiện việc bán tài sản đảm bảo trước khi phá sản doanh nghiệp.

Ngày 12/8 năm ngoái, Bộ Giao thông Vận tải đã văn bản yêu cầu Vinalines chỉ đạo Vinashinlines rút Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và phối hợp với các tổ chức tín dụng để chuyển chủ đầu tư, bán, thanh lý các tàu. Đến ngày 9/10/2014, Tòa án đã có quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản của Vinalines. Như vậy, cho đến thời điểm này, Vinalines vẫn đang chỉ đạo Vinashinlines thực hiện xử lý tài sản theo chỉ đạo của Bộ GTVT.

Đối với việc phá sản CTCP Vận tải Dầu khí Việt Nam (Falcon), ngày 29/4/2014, Falcon đã nộp Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại TAND Tp.Hồ Chí Minh. Hiện tại, Falcon đang chuẩn bị các tài liệu bổ sung theo yêu cầu của Tòa án.

Vinalines đang chỉ đạo Falcon phối hợp với các đơn vị liên quan để xử lý, giải quyết các công việc liên quan đến các tài sản đảm bảo, phối hợp với Ngân hàng Phát triển Việt nam (VDB) để tiếp tục triển khai các thủ tục bán tàu đối với 2 con tàu Diamon Falcon và Golden Falcon theo phương thức chào hàng cạnh tranh theo thông lệ quốc tế.

Ngoài 2 doanh nghiệp nêu trên, ngày 21/11/2014, Thủ tướng yêu cầu Tổng công ty tiếp tục thực hiện phá sản đối với Công ty TNHH MTV CNTT Cà Mau. 

Liên quan đến tình hình thoái vốn nhà nước, Vinalines cho biết đã tổ chức thoái vốn tại 24/37 doanh nghiệp. Đến nay, đã hoàn thành thoái toàn bộ vốn và giảm đầu mối được 21 doanh nghiệp, số tiền thu về hơn 531 tỷ đồng, bảo toàn được vốn đã đầu tư.

Trong thời gian tới, Tổng công ty tiếp tục thực hiện các thủ tục thoái vốn tại những doanh nghiệp còn lại trong tổng số 37 doanh nghiệp đã được phê duyệt (trừ 2 doanh nghiệp đã được Thủ tướng đồng ý tiếp tục duy trì, giữ lại phần vốn góp là CTCP Tư vấn Xây dựng công trình Hàng hải và CTCP Dịch vụ vận tải và Thương mại).

Bích Diệp

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm