1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Nguyên Tổng giám đốc Vinafood 2 Trương Thanh Phong:

"Vinafood 2 lỗ, nợ hàng ngàn tỷ không phải lỗi của tôi"

Chiều 7/5, ông Trương Thanh Phong, nguyên Tổng giám đốc tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood 2) đã trả lời về toàn bộ thông tin thua lỗ xảy ra trong thời kỳ ông còn điều hành tại doanh nghiệp này.

Ông Trương Thanh Phong, nguyên Tổng giám đốc tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood 2)
Ông Trương Thanh Phong, nguyên Tổng giám đốc tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood 2)

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

 

Trước khi đi vào phân tích các nguyên nhân dẫn đến thua lỗ, ông Phong thẳng thắn nói: Thứ nhất là sau khi ký biên bản bàn giao để nghỉ hưu (1/1/2014) thì tôi không còn tham gia vào hoạt động Tổng công ty nên sẽ không nói những gì liên quan đến vấn đề sau khi nghỉ hưu.

 

Thứ hai là những thông tin mà vừa qua các báo đưa hoàn toàn không liên quan gì tới tôi. Tôi không cung cấp những thông tin này, vì nó không hay ho gì, không có lợi ích gì đối với tôi nên tôi khẳng định tôi không có nhu cầu làm chuyện này.

 

Nói về khoản nợ khó đòi hơn 400 tỷ đồng do công ty Võ Thị Thu Hà gây ra đối với một số đơn vị thành viên, ông Phong cho biết sự biệc được phát hiện từ tháng 2/2013. Thời điểm này Ban điều hành Vinafood 2 phát hiện ba công ty gồm Công ty cổ phần lương thực Hậu Giang, công ty lương thực Đồng Tháp và công ty lương thực Vĩnh Long bị công ty Thu Hà nợ tiền.

 

Sau khi phát hiện, ban điều hành Vinafood 2 có họp với ba đơn vị này để chỉ đạo xử lý. Số nợ lúc đó khoảng gần 900 tỷ đồng. Sau đó, Vinafood 2 quyết định thành lập đoàn kiểm tra xử lý.

 

Hai công ty là lương thực Đồng Tháp và lương thực Vĩnh Long bước đầu đã thu được một số nợ, còn lại chỉ có Hậu Giang tồn đọng nợ lớn nhất. Sau khi có kết quả kiểm tra toàn bộ sự việc lần cuối, Ban điều hành Vinafood 2 làm văn bản báo cáo lên Hội đồng thành viên tổng công ty, kiến nghị cho kiểm tra, đồng thời xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể để gây ra hậu quả.

 

Tuy nhiên, những kiến nghị này đã không được Hội đồng thành viên xử lý.

 

Như vậy, vụ việc mua bán dẫn đến khó thu hồi nợ ở công ty Võ Thị Thu Hà đã được Vinafood 2 phát hiện từ đầu 2013, và đến tháng 10/2013 thì tiếp tục được phát hiện, số tiền nợ khó đòi tăng thêm hàng trăm tỷ đồng nữa.

 

Không chỉ có ba công ty mua bán gạo với Thu Hà mà còn có nhiều doanh nghiệp khác thuộc Vinafood 2 cũng bị nợ dây chuyền bởi các đơn vị mua bán lòng vòng. Một số đơn vị còn không báo cáo số nợ thật, lúc đầu báo cáo chỉ còn có 300 tỷ, sau này mới lên hơn 4000 tỷ.

 

Chẳng hạn, trước thời điểm tôi nghỉ hưu, công ty lương thực Vĩnh Long báo cáo bị Thu Hà nợ có 60 tỷ, sau này lại lên hơn 140 tỷ. Còn công ty Hậu Giang sau khi bị Thu Hà giật nợ lại đem số nợ này đi bán lòng vòng cho nhiều công ty khác….nên hậu quả là bị nợ dây chuyền trong hệ thống Tổng công ty.

 

Còn một số công ty khác thua lỗ thì sao, thưa ông?

 

Vinafood 2 có 44 công ty thành viên, trong đó có 14 đơn vị trực thuộc. Theo báo cáo thì đến hết năm 2013, 7/14 đơn vị lỗ lũy kế, nợ khó đòi với tổng số tiền gần 1.000 tỉ đồng.

 

Nguyên nhân chủ yếu là từ 2011, kinh doanh gạo của tổng công ty có lãi, nhưng đến 2012 có nhiều đơn vị bị lỗ vì kinh doanh bắt đầu gặp khó khăn.

 

Những công ty lỗ trong năm 2012 gồm có công ty Lương thực An Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, đến 2013 thì có thêm An Giang, Bạc Liêu, Bình Tây, Trà Vinh. Có công ty thua lỗ vì kinh doanh gạo, có công ty lỗ vì kinh doanh thêm mặt hàng cá tra.  Một số công ty cổ phần mà Vinafood 2 chi phối cũng bị thua lỗ.

 

Nguyên nhân thua lỗ có phần do chủ quan, như trường hợp bị công ty Thu Hà giựt nợ chẳng hạn. Còn phần do khách quan đó là tình hình thị trường xuất khẩu khó khăn như hai lần mua tạm trữ của năm 2013 thì các công ty đều bị lỗ do giá nguyên liệu trong nước cao hơn giá xuất khẩu.

 

Vấn đề này cũng đã được Ban điều hành tổng công ty báo cáo lên cấp trên, và cũng đã có kiến nghị xử lý từng công ty. Công ty nào tiến hành cho phá sản nhanh, công ty nào cổ phần, sáp nhập… Đối với những công ty mà lỗ liên tục 2 năm thì ngoài vấn đề giám sát tài chính ra còn phải xử lý cán bộ như thế nào.

 

Trong kinh doanh, có những lúc lời, lúc lỗ là chuyện bình thường, nên khi một đơi vị nào đó thua lỗ thì mình phải xem xét toàn quá trình, xem cái nào khách quan, cái nào chủ quan, cái nào của tập thể, của cá nhân. Nếu thua lỗ do cố tình, cố ý tham ô, tham nhũng thì phải xử lý. Hai ba năm nay, tình hình kinh doanh thương thực rất khó khăn, có cái mình đồng ý chấp nhận cho lỗ để sau đó phục hồi…

 

Những hình thức lỗ liên miên thì năng lực cán bộ cũng được đánh giá, kiến nghị hết rồi. Thú thật, khi tôi phát hiện sự việc và có kiến nghị thì cũng gần đến thời gian nghỉ hưu nên những kiến nghị đó không biết sau này các đồng chí kế cận xử lý thế nào.

 

Tại sao một số giám đốc công ty để xảy ra tình trạng hai năm thua lỗ liên tiếp lại không bị xử lý kỷ luật thưa ông?

 

Đúng là theo quy định thì giám đốc để lỗ hai năm sẽ bị xử lý, nhưng thực tế thì rất khó.

 

Tôi lấy ví dụ, công ty lương thực Bạc Liêu để xảy ra lỗ năm 2012, đến cuối năm thì ông giám đốc nghỉ hưu, để lại khoản lỗ 38 tỷ đồng cho ông giám đốc mới. Công ty lương thực An Giang cũng vậy, năm trước lỗ thì năm sau có ông khác lên thay.

 

Tôi đã đề nghị giải thể hai công ty này vì không có khả năng khắc phục. Đối với công ty cổ phần lương thực Hậu Giang cũng đã được đề nghị giải thể. Ngoài ra một số công ty khác cũng có kế hoạch giải thể, sáp nhập như công ty cổ phần nước suối Trà Vinh, Hoa Sen, Toàn Mỹ… Tất cả đã có kiến nghị, sau khi tôi nghĩ thì không biết sẽ xử lý thế nào.

 

Như ông nói có nghĩa là hầu hết công ty trực thuộc Vinafood 2 đều bị thua lỗ?

 

Có công ty lời, có công ty lỗ chứ không phải là lỗ hết

 

Với vai trò là tổng giám đốc điều hành, ông nhận thấy mình chịu trách nhiệm gì trong vụ việc này?

 

Nếu tôi thấy lỗ mà tôi không có chỉ đạo, xử lý thì tôi phải chịu trách nhiệm. Nhưng ở đây, tôi có phát hiện, có chỉ đạo và báo cáo kiến nghị xử lý nhưng không được các cấp có thẩm quyền xử lý.

 

Ông có thể giải thích rõ thêm điều này?

 

Vì thẩm quyền xử lý không thuộc trách nhiệm của tôi. Với vai trò điều hành, tôi chỉ có nhiệm vụ báo cáo và đề xuất kiến nghị, còn việc có xử lý hay không là thuộc cấp trên.

 

Kết quả kinh doanh năm 2011 của Vinafood 2 vẫn báo lãi gần 1.000 tỷ đồng, đến năm 2012 vẫn ghi nhận có lãi. Vậy tại sao bây giờ lại lòi ra rất nhiều đơn vị thành viên thua lỗ như vậy?

 

Đúng là 2011 và 12 có lãi, nhưng đến năm 2013 bị thua lỗ là vì năm này Tổng công ty phải trích quỹ dự phòng rủi ro cho cả hai năm 2012 và 2013. Năm 2012 có đơn vị lỗ, có đơn vị lời, tổng cộng có lãi hơn 200 tỷ đồng.

 

Từ con số lãi gần 1.000 tỷ của 2011 mà chỉ sau hai năm Tổng công ty do ông điều hành bị lỗ, ngoài phải trích lập dự phòng, còn có nguyên nhân gì khác?

 

Do thị trường khó khăn, tổng công ty mất thị trường tập trung và tạm trữ bị lỗ. Xuất khẩu chính ngạch thì khó nhưng các công ty thuộc Tổng công ty lại không bán được gạo qua biên giới vì bán qua đường này yêu cầu phải có giấy tờ để vào sổ trong khi hầu hết lại không cần.

 

Nguyên nhân thua lỗ sẽ được cơ quan chức năng điều tra, kết luận. Nhưng thưa ông, với cương vị là người điều hành Vinafood 2, sau vụ việc này, bài học lớn nhất đối với ông là gì?

 

Đó là công tác cán bộ. Những năm cuối đối với tôi là rất khó khăn. Trong nội bộ từ trên xuống dưới không được đồng thuận nên tôi rất khó điều hành. Không làm được gì. Với cương vị là tổng giám đốc, tôi chỉ được giao nhiệm vụ điều hành tổng công ty, còn khi phát hiện vụ việc cần xử lý thì tôi lại không có thẩm quyền. Trên đó còn có hội đồng thành viên, ban đảng ủy, các bộ, ngành…

 

Theo Đặng Hoàng thực hiện

Một Thế giới
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước